tailieunhanh - Hướng dẫn lập báo cáo Đánh giá tác động môi trường: Dự án khai thác bauxit (Dự thảo)
Bản hướng dẫn được xây dựng trên cơ sở Luật Bảo vệ môi trường, Nghị định số 80/2006/NĐ-CP và các văn bản pháp quy có liên quan khác. Bản hướng dẫn sẽ giới thiệu chi tiết các nội dung kỹ thuật cơ bản của một báo cáo ĐTM đối với dự án khai thác chế biến bauxit theo cấu trúc và yêu cầu về nội dung quy định tại phụ lục 4, Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường. | Hướng dẫn lập báo cáo Đánh giá tác động môi trường: Dự án khai thác bauxit (Dự thảo) BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG ***&*** HƯỚNG DẪN CHI TIẾT BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN KHAI THÁC BAUXIT (Dự thảo) HÀ NỘI - 2009 1 LỜI NÓI ĐẦU Việt Nam có nguồn tài nguyên bauxit thuộc loại lớn trên thế giới. Trữ lượng xác định và dự báo khoảng 5,4 tỷ tấn, chủ yếu tập trung ở khu vực Tây Nguyên. Đây được đánh giá là nguồn lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội và góp phần ổn định tình hình an ninh-chính trị của của Đất nước, đặc biệt đối với Tây Nguyên. Việc xây dựng và phát triển ngành công nghiệp khai thác bauxit, sản xuất alumin-nhôm là bước cụ thể thực hiện Nghị quyết Đại hội X của Đảng, do vậy đã được Bộ Chính trị và Chính phủ rất quan tâm, chỉ đạo sát sao. Có thể nói “việc phát triển ngành công nghiệp khai thác bauxit, sản xuất alumina và nhôm kim loại đã được nghiên cứu, cân nhắc và quyết định thận trọng, phù hợp với chủ trương của Đảng và Chính phủ, đáp ứng nguyện vọng của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên” trên nguyên tắc: Phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản bauxit phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và vùng miền; Đảm bảo khai thác và sử dụng tài nguyên hợp lý và tiết kiệm, có hiệu quả kinh tế, an sinh xã hội và bảo vệ được môi trường sinh thái; Công nghiệp khai thác, chế biến phải hiện đại và thân thiện với môi trường; Các doanh nghiệp trong nước phải nắm giữ cổ phần chi phối để đảm bảo sự chủ động và phát triển bền vững, tham gia vào thị trường alumin và nhôm thế giới. Tuy nhiên, khai thác chế biến bauxit là một ngành công nghiệp mới mẻ đối với nước ta, nhất là trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Như tất cả các khoáng sản khác, khai thác và chế biến bauxit không thể tránh khỏi gây ra những tác hại môi trường. Do đó, cần phải có đánh giá tác động môi trường và có phương pháp quản lý môi trường chặt chẽ để hạn chế và khắc phục tới mức cần
đang nạp các trang xem trước