tailieunhanh - Đánh giá khả năng tiết kiệm năng lượng của thiết bị thông gió thu hồi nhiệt trong hệ thống điều hòa không khí

Bài báo tính toán và phân tích hiệu quả tiết kiệm năng lượng khi sử dụng giải pháp thông gió thu hồi nhiệt trong hệ thống điều hòa không khí trong các công trình ở Hà Nội nhằm đánh giá và đề xuất khả năng áp dụng hiệu quả hệ thống này. | Đánh giá khả năng tiết kiệm năng lượng của thiết bị thông gió thu hồi nhiệt trong hệ thống điều hòa không khí ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG CỦA THIẾT BỊ THÔNG GIÓ THU HỒI NHIỆT TRONG HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ ThS. Phạm Minh Chinh Viện Khoa học và Kỹ thuật Môi trường Trường Đại học Xây dựng Tóm tắt: Bài báo tính toán và phân tích hiệu quả tiết kiệm năng lượng khi sử dụng giải pháp thông gió thu hồi nhiệt trong hệ thống điều hòa không khí trong các công trình ở Hà Nội nhằm đánh giá và đề xuất khả năng áp dụng hiệu quả hệ thống này. Summary: The article calculates and analizes the energy efficiency of the heat recovery ventilation system in ventilation and air conditioning systems to assess the effectiveness and propose the best heat recovery ventilation solution in Hanoi. 1. Đặt vấn đề Trong các công trình lớn ở Hà Nội hiện nay, hệ thống điều hòa không khí, thông gió thường tiêu thụ khoảng 50% tổng tiêu thụ điện của công trình, chủ yếu là vận hành ở chế độ làm mát. Trong đó phụ tải nhiệt lạnh do trao đổi không khí với bên ngoài thường dao động trong khoảng 20 - 40% tổng phụ tải nhiệt lạnh công trình. Để nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng và tiết kiệm năng lượng của hệ thống điều hòa không khí, thông gió. Giải pháp thông gió thu hồi nhiệt hứa hẹn mang lại hiệu quả cao, góp phần làm giảm thiểu tác động tới biến đổi khí hậu. Trong bài này tác giả tập trung tính toán và phân tích hiệu quả tiết kiệm năng lượng khi sử dụng giải pháp thông gió thu hồi nhiệt trong hệ thống điều hòa không khí, thông gió trong các công trình dân dụng làm việc ở chế độ làm mát nhằm đánh giá và đề xuất khả năng áp dụng hiệu quả thiết bị thông gió thu hồi nhiệt. 2. Cơ sở nghiên cứu Phụ tải nhiệt của công trình được tính như sau: Q = Q1 + Q2 + Q3 + Q4 + Q5 + Q6 + Q7+ Q8 + Q9 + Q10 + Qtt, (W) Trong đó : Q1 - Nhiệt toả ra từ máy móc thiết bị (W); Q2 - Nhiệt toả ra từ các đèn chiếu sáng (W); Q3 - Nhiệt toả ra từ người (W); Q4

TÀI LIỆU LIÊN QUAN