tailieunhanh - Hàm lượng Cd, Pb, Cr và Hg trong trầm tích và trong loài hến (Corbicula Subsulcata) ở một số cửa sông khu vực miền Trung, Việt Nam
Bài báo này trình bày kết quả đánh giá ô nhiễm kim loại nặng trong trầm tích và tích lũy kim loại nặng trong loài Hến Corbicula subsulcata tại các cửa sông miền Trung, Việt Nam. Phân tích kim loại năng từ mẫu trầm tích và loài C. subsulcata thu thập tại 27 điểm nghiên cứu đại diện cho ba khu vực thuộc cửa Thuận An (sông Hương, Thừa Thiên - Huế), cửa Đại (sông Thu Bồn, Quảng Nam) và cửa Sa Cần (sông Trà Bồng, Quảng Ngãi) vào tháng 08/2012 và tháng 03/2013. Kết quả cho thấy, ở 3 cửa sông được nghiên cứu, hàm lượng các kim loại nặng trong trầm tích ở phần lớn các điểm nghiên cứu đều thấp hơn qui chuẩn cho phép. Tuy nhiên, hàm lượng các kim loại nặng trong loài hến ở nhiều khu vực nghiên cứu đã cao hơn qui định của Bộ Y tế về an toàn thực phẩm. Phân tích tương quan giữa hàm lượng kim loại nặng trong trầm tích và trong mô cơ của hến cho thấy, hàm lượng Cd và Pb có tương quan chặt, riêng hàm lượng Hg và Cr có tương quan rất yếu. Kết quả nghiên cứu này còn cho thấy, loài C. subsulcata có thể sử dụng làm sinh vật chỉ thị tốt để giám sát ô nhiễm Cd và Pb trong trầm tích tại các cửa sông ở khu vực miền Trung, Việt Nam. | Hàm lượng Cd, Pb, Cr và Hg trong trầm tích và trong loài hến (Corbicula Subsulcata) ở một số cửa sông khu vực miền Trung, Việt Nam TAP CHI SINH HOC 2014, 36(3): 378-384 Hàm lượng Cd, Pb, Cr và Hg DOI: trong trầm tích và trong loài hến HÀM LƯỢNG Cd, Pb, Cr và Hg TRONG TRẦM TÍCH VÀ TRONG LOÀI HẾN (Corbicula subsulcata) Ở MỘT SỐ CỬA SÔNG KHU VỰC MIỀN TRUNG, VIỆT NAM Võ Văn Minh1*, Nguyễn Văn Khánh1, Kiều Thị Kính1, Vũ Thị Phương Anh2 1 Đại học Đà Nẵng, *vominhdn@ 2 Trường Đại học Quảng Nam TÓM TẮT: Bài báo này trình bày kết quả đánh giá ô nhiễm kim loại nặng trong trầm tích và tích lũy kim loại nặng trong loài Hến Corbicula subsulcata tại các cửa sông miền Trung, Việt Nam. Phân tích kim loại năng từ mẫu trầm tích và loài C. subsulcata thu thập tại 27 điểm nghiên cứu đại diện cho ba khu vực thuộc cửa Thuận An (sông Hương, Thừa Thiên - Huế), cửa Đại (sông Thu Bồn, Quảng Nam) và cửa Sa Cần (sông Trà Bồng, Quảng Ngãi) vào tháng 08/2012 và tháng 03/2013. Kết quả cho thấy, ở 3 cửa sông được nghiên cứu, hàm lượng các kim loại nặng trong trầm tích ở phần lớn các điểm nghiên cứu đều thấp hơn qui chuẩn cho phép. Tuy nhiên, hàm lượng các kim loại nặng trong loài hến ở nhiều khu vực nghiên cứu đã cao hơn qui định của Bộ Y tế về an toàn thực phẩm. Phân tích tương quan giữa hàm lượng kim loại nặng trong trầm tích và trong mô cơ của hến cho thấy, hàm lượng Cd và Pb có tương quan chặt, riêng hàm lượng Hg và Cr có tương quan rất yếu. Kết quả nghiên cứu này còn cho thấy, loài C. subsulcata có thể sử dụng làm sinh vật chỉ thị tốt để giám sát ô nhiễm Cd và Pb trong trầm tích tại các cửa sông ở khu vực miền Trung, Việt Nam. Từ khóa: Corbicula subsulcata, chỉ thị sinh học, kim loại nặng, miền Trung, tích lũy sinh học. MỞ ĐẦU trở lại đây, vấn đề ô nhiễm kim loại nặng bắt Ở Việt Nam, hầu hết các chương trình quan đầu được quan tâm nhiều hơn tại Việt Nam xuất trắc ô nhiễm thường chỉ .
đang nạp các trang xem trước