tailieunhanh - Bình đẳng giữa trường công và trường tư: Bài toán và lời giải

Trong bài viết này, bình đẳng giữa trường công và trường tư được hiểu là bình đẳng về cơ hội phát triển. Do đó, bài toán bình đẳng giữa trường công và trường tư là bài toán nhận dạng các rào cản tạo nên sự phân biệt đối xử về cơ hội phát triển giữa trường công với trường tư. Lời giải của bài toán là dỡ bỏ các rào cản đó. Đó là các rào cản trong đối xử với người học, với người dạy và trong cơ chế tài chính đối với các trường tư. Tuy nhiên lời giải nhằm tạo nên sự bình đẳng thực sự giữa trường công và trường tư là xây dựng và phát triển thể chế và cơ chế đối tác công-tư trong giáo dục. | Bình đẳng giữa trường công và trường tư Bài toán và lời giải NATIONAL ACADEMY OF EDUCATION MANAGEMENT Journal of Education Management 2020 Vol. 12 No. 1 pp. 1-5 This paper is available online at http BÌNH ĐẲNG GIỮA TRƯỜNG CÔNG VÀ TRƯỜNG TƯ BÀI TOÁN VÀ LỜI GIẢI Phạm Đỗ Nhật Tiến1 Tóm tắt. Trong bài viết này bình đẳng giữa trường công và trường tư được hiểu là bình đẳng về cơ hội phát triên. Do đó bài toán bình đẳng giữa trường công và trường tư là bài toán nhận dạng các rào cản tạo nên sự phân biệt đối xử về cơ hội phát triển giữa trường công với trường tư. Lời giải của bài toán là dỡ bỏ các rào cản đó. Đó là các rào cản trong đối xử với người học với người dạy và trong cơ chế tài chính đối với các trường tư. Tuy nhiên lời giải nhằm tạo nên sự bình đẳng thực sư giữa trường công và trường tư là xây dựng và phát triển thể chế và cơ chế đối tác công-tư trong giáo dục. Từ khóa Trường công trường tư bình đẳng quan hệ đối tác công-tư. 1. Đặt vấn đề Theo cách hiểu chung thì bình đẳng nghĩa là quyền được đối xử như nhau. Khi luật pháp quy định mọi công dân đều có quyền bình đẳng trong giáo dục thì điều đó có nghĩa là mọi công dân không phân biệt dân tộc tôn giáo tín ngưỡng nam nữ nguồn gốc gia đình địa vị xã hội hoàn cảnh kinh tế đều được đối xử như nhau trong việc đến trường và học tập trong nhà trường. Tuy nhiên mọi người lại không như nhau về phẩm chất và năng lực vì vậy không có sự bình đẳng tuyệt đối nghĩa là không phải ai cũng học lên đại học không phải ai cũng thành tiến sĩ. Khái niệm bình đẳng phải được hiểu theo nghĩa tương đối nghĩa là bình đẳng về cơ hội phát triển. Để bảo đảm bình đẳng về cơ hội phát triển vấn đề đặt ra cho mọi nhà nước là nâng cao nhận thức và xây dựng chính sách để xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử vốn có trong xã hội đồng thời dỡ bỏ các rào cản trong cơ chế chính sách có sự đối xử mang tính bất bình đẳng thiên vị cho một bên nào đó. Cách hiểu về bình đẳng như trên thường được vận dụng cho việc xây dựng chính sách bình .