tailieunhanh - Văn hóa địa danh và nhân danh của người Ê Đê ở Tây Nguyên dưới sự tác động của quan niệm “vạn vật hữu linh”

Êđê là tên gọi của một cộng đồng tộc người hiện đang sinh sống khá tập trung ở một số địa bàn của tỉnh Đăk Lăk và rải rác một số địa bàn lân cận thuộc tỉnh Gia Lai, Phú Yên, Khánh Hòa. Người Êđê theo tín ngưỡng đa thần “Vạn vật hữu linh” (mọi vật đều có linh hồn). | Văn hóa địa danh và nhân danh của người Ê Đê ở Tây Nguyên dưới sự tác động của quan niệm “vạn vật hữu linh” JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: Social Sci., 2015, Vol. 60, No. 5, pp. 64-71 This paper is available online at VĂN HÓA ĐỊA DANH VÀ NHÂN DANH CỦA NGƯỜI Ê ĐÊ Ở TÂY NGUYÊN DƯỚI SỰ TÁC ĐỘNG CỦA QUAN NIỆM “VẠN VẬT HỮU LINH” Đặng Minh Tâm Trường Trung học phổ thông Chu Văn An, Dak Lăk Tóm tắt. Êđê là tên gọi của một cộng đồng tộc người hiện đang sinh sống khá tập trung ở một số địa bàn của tỉnh Dak Lăk và rải rác một số địa bàn lân cận thuộc tỉnh Gia Lai, Phú Yên, Khánh Hoà. Người Êđê theo tín ngưỡng đa thần “Vạn vật hữu linh” (mọi vật đều có linh hồn). Theo họ, mọi hiện tượng tự nhiên, đất đai, sông núi, cỏ cây và các đồ vật do con người tạo ra đều có yang (thần) cùng với quan niệm về điềm mộng, kiêng kị làm nên một phong cách tư duy riêng của con người ở đây, đó là tư duy hiện thực huyền ảo. Từ những lí do trên các đối tượng địa lí trong tâm thức người Êđê đều trở nên linh thiêng và được tôn kính tuyệt đối. Và cũng vì lí do trên nên khi đặt tên người, cư dân tộc người này đã cố gắng tránh phạm đến thần linh bằng cách tạo nên “tính võ đoán” trong cách gọi tên. Điều này dẫn đến tình trạng tên riêng người Êđê ít khả năng mang ý nghĩa phản ánh hiện thực như địa danh. Từ khóa: Tập quán, địa danh, nhân danh, Êđê. 1. Mở đầu Những năm đầu thế kỉ XX, Sabatier - viên công sứ Pháp tại Tây Nguyên đã sưu tầm nghiên cứu văn hóa dân gian Êđê với việc sưu tập, dịch và công bố bộ sử thi Đăm Săn nổi tiếng (in lần đầu ở Paris, năm 1927, lần sau ở Hà Nội, năm 1933). Ông cũng là người mở đầu việc sưu tầm, dịch và công bố luật tục của người Êđê,. Tiếp đến là hai nhà giáo Y Ut Niê, Y Jut Hwing đã tham gia biên soạn chữ viết cho tộc người này. Một số tác giả đã có nhiều năm và nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa Tây Nguyên nói chung và văn hóa Êđê nói riêng. Tác giả

TỪ KHÓA LIÊN QUAN