tailieunhanh - Thực trạng giáo dục kĩ năng xúc cảm - xã hội cho học sinh tiểu học ở nhà trường hiện nay
Bài viết đề cập đến thực trạng giáo dục kĩ năng xúc cảm - xã hội cho học sinh tiểu học ở nhà trường hiện nay, những thuận lợi và khó khăn trong việc giáo dục kĩ năng xúc cảm - xã hội cho học sinh. Trên cơ sở đó, nhóm nghiên cứu đề xuất một số kiến nghị về biện pháp rèn luyện kĩ năng xúc cảm - xã hội tích cực cho học sinh tiểu học. | Thực trạng giáo dục kĩ năng xúc cảm - xã hội cho học sinh tiểu học ở nhà trường hiện nay JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 6A, pp. 148-156 This paper is available online at THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG XÚC CẢM - XÃ HỘI CHO HỌC SINH TIỂU HỌC Ở NHÀ TRƯỜNG HIỆN NAY Lê Mỹ Dung Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Bài báo đề cập đến thực trạng giáo dục kĩ năng xúc cảm - xã hội cho học sinh tiểu học ở nhà trường hiện nay, những thuận lợi và khó khăn trong việc giáo dục kĩ năng xúc cảm - xã hội cho học sinh. Trên cơ sở đó, nhóm nghiên cứu đề xuất một số kiến nghị về biện pháp rèn luyện kĩ năng xúc cảm - xã hội tích cực cho học sinh tiểu học. Từ khóa: Xúc cảm - xã hội; Kĩ năng xúc cảm - xã hội; Giáo dục kĩ năng xúc cảm - xã hội. 1. Mở đầu Sự biến đổi xã hội diễn ra nhanh chóng khiến cho trẻ em thế giới nói chung và trẻ em Việt Nam nói riêng đang phải đối mặt với nhiều áp lực hơn so với trước. Các nghiên cứu tâm lí học dẫn ra một nghịch lí rằng: Mặc dù trẻ em ngày càng có chỉ số IQ cao hơn, nhưng khả năng trí tuệ xúc cảm (EQ) của chúng lại có xu hướng giảm sút cho thấy sự phát triển không hài hòa về mặt nhân cách. Ước tính từ 15 đến 22% thanh thiếu niên Mĩ có khó khăn về kĩ năng xúc cảm - xã hội (Cohen, 2001; Mogno & Rosenblitt, 2001). Học sinh có nguy cơ thất bại trong học tập thường là những trẻ dễ bị tổn thương trong các vấn đề xúc cảm - xã hội. (Kavale & Forness, năm 1996) [7], yếu tố xúc cảm - xã hội đóng vai trò quan trọng nhất đối với thành tích học tập của học sinh [1]. Kết quả của nhiều nghiên cứu xã hội học, giáo dục học, tâm lí học gần gây đã cho thấy sự gia tăng các hiện tượng tiêu cực ở học sinh như: Bạo lực học đường, hành vi xâm kích, biểu hiện trầm cảm. với độ tuổi xuất hiện lần đầu ngày càng giảm xuống. Các hành vi tiêu cực đó diễn ra ở ngay trên lớp học hoặc ở ngoài lớp học với .
đang nạp các trang xem trước