tailieunhanh - Văn hóa tổ chức trong nhà trường và phương hướng xây dựng

Bài viết phân tích làm rõ tầm quan trọng của xây dựng văn hóa tổ chức trong nhà trường với các biểu hiện: Văn hóa là một thứ tài sản lớn của bất kì một tổ chức nhà trường nào; văn hóa tạo động lực làm việc cho mọi thành viên; văn hóa hỗ trợ việc điều phối và kiểm soát, hạn chế tiêu cực và xung đột; văn hóa góp phần nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục của nhà trường. | Văn hóa tổ chức trong nhà trường và phương hướng xây dựng JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 6A, pp. 131-139 This paper is available online at VĂN HÓA TỔ CHỨC TRONG NHÀ TRƯỜNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG XÂY DỰNG Phạm Quang Huân Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội Tóm tắt. Xây dựng văn hóa tổ chức trong nhà trường là vấn đề rất có ý nghĩa, nhất là trong bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện nhà trường hiện nay. Trên cơ sở tìm hiểu những hình thái và cấp độ thể hiện của văn hoá tổ chức trong nhà trường, bài báo phân tích làm rõ tầm quan trọng của xây dựng văn hoá tổ chức trong nhà trường với các biểu hiện: văn hoá là một thứ tài sản lớn của bất kì một tổ chức nhà trường nào; văn hoá tạo động lực làm việc cho mọi thành viên; văn hoá hỗ trợ việc điều phối và kiểm soát, hạn chế tiêu cực và xung đột; văn hoá góp phần nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục của nhà trường. Cuối cùng, bài báo đề xuất phương hướng và các bước tiến hành cụ thể nhằm xây dựng, phát triển văn hóa tổ chức trong nhà trường. Từ khóa: Văn hóa, nhà trường, văn hóa tổ chức, văn hóa nhà trường. 1. Mở đầu “Văn hóa tổ chức” đã chính thức trở thành một khái niệm trong khoa học tổ chức - quản lí xuất hiện ở Âu Mỹ từ những năm 80 của thế kỉ trước và hiện nay là một khái niệm thịnh hành và được phổ biến rộng rãi. Các nghiên cứu đã dần làm rõ nội hàm khái niệm văn hoá tổ chức. “Văn hoá tổ chức là những niềm tin, thái độ và giá trị tồn tại phổ biến và tương đối ổn định trong tổ chức” (Williams, A, Dobson, P & Walters); “Văn hoá thể hiện tổng hợp các giá trị và cách hành xử phụ thuộc lẫn nhau phổ biến trong tổ chức và có xu hướng tự lưu truyền trong thời gian dài”. (Kotter, . & Heskett, .) [6]; Phẩm chất riêng biệt của tổ chức được nhận thức phân biệt nó với các tổ chức khác trong lĩnh vực. (Gold, .) [6]; Văn hoá tổ chức là toàn bộ các

TỪ KHÓA LIÊN QUAN