tailieunhanh - Bài giảng Những vấn đề tiếng Việt hiện đại: Phần 1 - ĐH Phạm Văn Đồng

(NB) Bài giảng Những vấn đề tiếng Việt hiện đại được biên soạn nhằm mục đích phục vụ cho việc giảng dạy. Nội dung gồm 2 phần lớn, phần 1 là sơ lược về sự hình thành và phát triển của ngữ pháp chức năng, cấu trúc cú pháp của câu tiếng Việt theo quan điểm ngữ pháp chức năng. | Bài giảng Những vấn đề tiếng Việt hiện đại Phần 1 - ĐH Phạm Văn Đồng TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG KHOA SƯ PHẠM XÃ HỘI Bài giảng học phần NHỮNG VẤN ĐỀ TIẾNG VIỆT HIỆN ĐẠI Chương trình Đại học ngành Sư phạm Ngữ văn Giảng viên NGUYỄN THỊ HỒNG HUỆ Khoa Sư phạm Xã hội QUẢNG NGÃI THÁNG 7 2019 1 Chương 1 SƠ LƯỢC VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGỮ PHÁP CHỨC NĂNG . Khái niệm về ngữ pháp chức năng Theo tác giả Cao Xuân Hạo ngữ pháp chức năng là một lí thuyết và một hệ phương pháp được xây dựng trên quan điểm coi ngôn ngữ như một phương tiện thực hiện sự giao tiếp giữa người và người. Ngữ pháp cổ điển ngữ pháp cấu trúc luận ở phần giữa thế kỉ và ngữ pháp sản sinh ở thời kì kế theo đều tập trung sự chú ý vào phần hình thức của ngôn ngữ cố gắng khảo sát xem cái công cụ giao tiếp ấy được thiết bị như thế nào để làm tròn chức năng của nó mà không chú ý tìm hiểu cách hoạt động của nó trong khi thực hiện chức năng ấy. Ngữ pháp sản sinh ra đời và phát triển rầm rộ trong mười mấy năm kể từ 1957 là năm cuốn Syntactic Structures của N. Chomsky ra đời đã khắc phục được tình trạng coi nhẹ cú pháp và quan niệm tĩnh đối với cấu trúc của câu nhưng chưa có được một nhãn quan thích hợp với bản chất của ngôn ngữ với tư cách là công cụ giao tiếp. Nó vẫn tập trung hết sự chú ý vào mặt hình thức vào tính ngữ pháp grammaticalness được coi như một cái gì độc lập đối với nghĩa và đối với công dụng của câu trong giao tiếp. Ngữ pháp chức năng tự đặt cho mình nhiệm vụ nghiên cứu miêu tả và giải thích các quy tắc chi phối hoạt động của ngôn ngữ trên các bình diện của mặt hình thức và mặt nội dung trong mối liên hệ có tính chức năng trong mối liên hệ giữa những phương tiện và những mục đích thông qua việc quan sát cách sử dụng ngôn ngữ trong những tình huống giao tiếp hiện thực. Mục đích cuối cùng của hoạt động ngôn ngữ là thực hiện sự giao tiếp giữa người và người trong xã hội kể từ việc truyền đạt cho nhau những điều cần biết hoặc yêu cầu nhau truyền đạt những điều cần biết cho đến thúc đẩy .

crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.