tailieunhanh - Thiết kế các hoạt động dạy học nhằm phát triển năng lực nhận thức cho học sinh trong dạy học phần di truyền học, sinh học 12

Nội dung phần di truyền học, Sinh học 12 chứa đựng nhiều thông tin khó, phức tạp và trừu tượng. Việc học nội dung di truyền đôi khi là nỗi sợ hãi của một số học sinh, do đó thiết kế và tổ chức các hoạt động dạy học trong dạy nội dung phần di truyền học sẽ giúp các em phát triển năng lực nhận thức và nhận thức tốt kiến thức phần di truyền học. | Thiết kế các hoạt động dạy học nhằm phát triển năng lực nhận thức cho học sinh trong dạy học phần di truyền học, sinh học 12 HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: Educational Sciences, 2019, Volume 64, Issue 9C, pp. 123-131 This paper is available online at THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NHẬN THỨC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC PHẦN DI TRUYỀN HỌC, SINH HỌC 12 Nguyễn Thị Hằng Nga Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Dạy học phát triển năng lực cho người học, đặc biệt là năng lực nhận thức được coi trọng. Bởi nhận thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc của con người, là hoạt động tìm hiểu khách thể của chủ thể. Nhận thức là tiền đề của tính cảm, lý trí, có liên quan trực tiếp với tư duy. Năng lực nhân thức của con người được hình thành và phát triển thông qua việc thực hiện các hoạt động. Các hoạt động càng phong phú về phương pháp thực hiện, yêu cầu càng cao thì năng lực nhận thức của người thực hiện được phát triển không ngừng. Nội dung phần di truyền học, Sinh học 12 chứa đựng nhiều thông tin khó, phức tạp và trừu tượng. Việc học nội dung di truyền đôi khi là nỗi sợ hãi của một số học sinh, do đó thiết kế và tổ chức các hoạt động dạy học trong dạy nội dung phần di truyền học sẽ giúp các em phát triển năng lực nhận thức và nhận thức tốt kiến thức phần di truyền học. Từ khóa: Hoạt động, hoạt động dạy học, nhận thức, năng lực nhận thức. 1. Mở đầu Nghị quyết Đại hội XII của Đảng đã xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm "đột phá chiến lược" đó là: “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo; phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. Chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ yếu từ trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn”[1]. Với yêu cầu của nhiệm vụ, mục tiêu giáo dục các cấp học đều chú

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN