tailieunhanh - Quy trình xây dựng hệ thống bài thực hành theo định hướng phát triển năng lực thực hành sinh học cho học sinh chuyên sinh lớp 11

Trong bài viết này, trên cơ sở tầm quan trọng của thực hành Sinh học đối với học sinh chuyên sinh, căn cứ vào mục tiêu dạy học của chương trình chuyên Sinh và cấu trúc năng lực thực hành Sinh học, chúng tôi thiết kế quy trình xây dựng hệ thống các bài thực hành sử dụng trong dạy học Sinh học cho học sinh chuyên Sinh làm cơ sở để hoàn thiện hệ thống các bài thực hành trong chương trình chuyên theo định hướng phát triển NLTH Sinh học. | Quy trình xây dựng hệ thống bài thực hành theo định hướng phát triển năng lực thực hành sinh học cho học sinh chuyên sinh lớp 11 HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: Educational Sciences, 2019, Volume 64, Issue 9C, pp. 89-97 This paper is available online at QUY TRÌNH XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI THỰC HÀNH THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THỰC HÀNH SINH HỌC CHO HỌC SINH CHUYÊN SINH LỚP 11 Nguyễn Thị Linh Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng Tóm tắt. Quan sát và thí nghiệm là các phương pháp nghiên cứu cơ bản của khoa học tự nhiên, của các môn khoa học thực nghiệm, trong đó có Sinh học. Ởcác trường chuyên hiện nay, hệ thống các bài thực hành dùng cho học sinh chuyên chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới và hội nhập quốc tế. Trong bài báo này, trên cơ sở tầm quan trọng của thực hành Sinh học đối với học sinh chuyên sinh, căn cứ vào mục tiêu dạy học của chương trình chuyên Sinh và cấu trúc năng lực thực hành Sinh học, chúng tôi thiết kế quy trình xây dựng hệ thống các bài thực hành sử dụng trong dạy học Sinh học cho học sinh chuyên Sinh làm cơ sở để hoàn thiện hệ thống các bài thực hành trong chương trình chuyên theo định hướng phát triển NLTH Sinh học. Từ khóa:Quy trình xây dựng, bài thực hành Sinh học, năng lực thực hành Sinh học,học sinh chuyên Sinh. 1. Mở đầu Để nâng cao hiệu quả công tác dạy học ở các trường chuyên hiện nay thì việc chú trọng kết hợp dạy lí thuyết với thực hành là vô cùng cần thiết. Với mục đích phát triển tư duy lôgic, tư duy biện chứng cho HS, cuốn “Phát triển tư duy học sinh” ( chủ biên, 1976) đã đề cập đến các phương pháp dạy học tích cực khác nhau, trong đó có các phương pháp thực hành [1]. Các nhà giáo dục học có nhiều uy tín trong nước như Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt trong “Giáo dục học” (tập I, 1987) đã nhấn mạnh nguyên tắc thống nhất giữa lí luận với thực tiễn, học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.