tailieunhanh - SKKN: Một vài kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi về một số dạng toán có chứa dấu giá trị tuyệt đối
Đề tài: “Một vài kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi về một số dạng toán có chứa dấu giá trị tuyệt đối” giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn bản chất của từng dạng bài toán và nắm vững phương pháp giải của từng dạng, giúp cho học sinh biết phân loại và vận dụng phương pháp giải một cách linh hoạt và có hiệu quả. Qua đó giúp học sinh phát huy được tính tích cực và tinh thần sáng tạo trong học tập, phát triển năng lực tư duy toán học cho học sinh, tạo động lực thúc đẩy giúp các em học sinh có được sự tự tin trong học tập, hình thành phẩm chất sáng tạo khi giải toán và niềm đam mê bộ môn. | SKKN: Một vài kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi về một số dạng toán có chứa dấu giá trị tuyệt đối Một vài kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi về một số dạng toán có chứa dấu giá trị tuyệt đối. I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Toán học là một bộ môn khoa học tự nhiên mang tính logíc, tính trừu tượng cao. Trong chương trình Toán ở cấp THCS hiện nay thì phần lớn hệ thống câu hỏi và bài tập đã được biên soạn khá phù hợp với trình độ kiến thức và năng lực của số đông học vậy có một số bài tập đòi hỏi học sinh phải có năng lực học nhất định mới có thể nắm được, đó là dạng toán có chứa dấu giá trị tuyệt đối. Các bài toán này rất phổ biến trong các đề thi học sinh giỏi văn hóa các cấp, các đề thi giải toán trên máy tính cầm tay, các đề thi giải toán bằng tiếng Việt và đề thi giải toán bằng tiếng Anh qua mạng internet. Việc bồi dưỡng học sinh học Toán không đơn thuần chỉ cung cấp cho các em một số kiến thức cơ bản thông qua việc làm bài tập hoặc làm nhiều bài tập khó mà giáo viên phải biết phân chia theo từng kiểu loại bài tập và định hướng phương pháp giải cho từng dạng, đồng thời rèn luyện cho học sinh có thói quen suy nghĩ tìm tòi lời giải của một bài toán trên cơ sở các kiến thức đã học. Qua nhiều năm thực tế giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi khối lớp 9, tôi nhận thấy học sinh còn lúng túng rất nhiều khi gặp phải dạng toán có chứa dấu giá trị tuyệt đối và thường mắc phải những sai sót khi giải dạng bài tập này, học sinh còn vướng mắc về phương pháp giải, quá trình giải thiếu logic và chưa chặt chẽ, chưa xét hết các trường hợp xảy ra. Lí do là học sinh chưa nắm vững quy tắc xét dấu của nhị thức bậc nhất , chưa phân biệt và chưa nắm được các phương pháp giải đối với từng dạng bài tập. Do đó người giáo viên cần phân loại được các dạng bài tập và định hướng phương pháp giải cho từng dạng để các em có thể vận dụng linh hoạt trong từng tình huống cụ thể, giúp học sinh .
đang nạp các trang xem trước