tailieunhanh - SKKN: Rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5
Mục đích của đề tài nhằm nắm rõ nội dung chương trình, chuẩn kiến thức kĩ năng, có phương pháp phù và phối hợp với học sinh một cách nhịp nhàng khi lên lớp, nhằm giúp học sinh từng bước nâng cao nhận thức và thấy được những cái hay cái đẹp trong từng bài tập đọc. Từ đó rèn luyện tư duy lô gích, tư duy trìu tượng, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ, hình thành nhân cách cho học sinh. | SKKN: Rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc SÁNG KIẾN "RÈN KĨ NĂNG ĐỌC DIỄN CẢM CHO HỌC SINH LỚP 5” I. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN Họ và tên: Nông Thị Giang Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường tiểu học Ngọc Xuân Thành phố Cao Bằng II. LĨNH VỰC ÁP DỤNG Sáng kiến được áp dụng đối với việc dạy phân môn Tập đọc lớp 5. III. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN Năm học 2015 2016, tôi được nhà trường phân công giảng dạy và chủ nhiệm lớp 5B. Qua giảng dạy và dự giờ một số lớp, qua phần kiểm tra đọc ở lớp mình dạy thực tế. Tôi thấy học sinh thực hiện phần đọc diễn cảm chưa tốt. Các lỗi thường mắc như sau: HS thiếu tự tin khi đọc bài Chưa tìm được giọng đọc phù hợp cho từng bài tập đọc, chưa biết đọc diễn cảm. Nhìn chung các em chỉ đọc to, rõ ít chú ý đến nhịp điệu, hình ảnh, từ ngữ cần nhẫn giọng gợi tả hoặc thể hiện tình cảm. * Kết quả khảo sát đầu năm đạt như sau: Đọc diễn Đọc diễn cảm chưa tốt cảm tốt Đầu năm TS học Số lượng % Số lượng % 2015 2016 37 8 em 21,6 29 em 78,4 Trong các giờ tập đọc hay học thuộc lòng tôi cũng đã sử dụng giải pháp sau: 1 + Khi soạn bài tôi đã chọn đoạn để HS luyện đọc diễn cảm, hoặc chọn theo đoạn mà sách GV có sẵn và tùy thuộc loại văn bản để luyện đọc diễn cảm viết sẵn vào bảng phụ. + GV đọc mẫu trước một lần, HS nghe và phát hiện những từ ngữ được nhẫn giọng gợi tả trong đoạn, những câu dài được ngắt nhịp, ngữ điệu lên xuống giọng của nhân vật + HS luyện đọc trong nhóm đôi 5 phút + GV kiểm tra HS đọc cá nhân 4,5 em nhận xét Với giải pháp đã sử dụng tôi thấy không mang lại hiệu quả vì HS được luyện đọc diễn cảm rất ít. IV. MÔ TẢ BẢN CHẤT SÁNG KIẾN 1. Tính mới, tính sáng tạo, tính khoa học. .
đang nạp các trang xem trước