tailieunhanh - SKKN: Một số biện pháp phát huy tính tích cực nhận thức của trẻ 5 - 6 tuổi qua trò chơi học tập

Qua việc thực hiện đề tài “Một số biện pháp phát huy tính tích cực nhận thức của trẻ 5 - 6 tuổi qua trò chơi học tập”, nhằm một số kinh nghiệm sau: Xây dựng kế hoạch tổ chức cho trẻ chơi phải đảm bảo các yêu cầu giáo dục có tính mục đích, tính định hướng, tính phát triển, tính thực tiễn; Phải nắm vững đặc điểm tâm sinh lý của trẻ để chọn trò chơi phù hợp với độ tuổi, phù hợp với nhận thức của trẻ; Giáo viên không ngừng học tập, bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ. | SKKN: Một số biện pháp phát huy tính tích cực nhận thức của trẻ 5 - 6 tuổi qua trò chơi học tập I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài “Trẻ em như búp trên cành Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan” Trẻ em là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước. Những người làm cha, làm mẹ sẽ hạnh phúc biết bao khi con của mình là những đứa trẻ khỏe mạnh, thông minh, chủ động sáng tạo tự tin trong mọi tình huống. Vì vậy bảo vệ và chăm sóc trẻ em là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn xã hội và của mỗi gia đình. Do đó sự nghiệp giáo dục được Đảng và nhà nước ta xem là quốc sách hàng đầu. Đây chính là nền tảng hình thành và phát triển nhân cách của con người mới trong xã hội mới. Giáo dục Mầm non là ngành học mở đầu trong hệ thống giáo dục quốc dân, chiếm vị trí quan trọng trong ngành giáo dục. Giáo dục Mầm non có nhiệm vụ xây dựng những cơ sở ban đầu, đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách con người. Chính vì vậy việc bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ không phải chỉ là trách nhiệm mỗi gia đình mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội. Đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo (5­6 tuổi) nói riêng, ở độ tuổi này trẻ rất hiếu động, thích tò mò, khám phá những cái mới lạ nhưng lại mau quên vì vậy việc phát triển tính tích cực cho trẻ không hề đơn giản. Đối với trẻ hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo, trẻ học mà chơi ­ chơi mà học, trẻ tiếp thu những kiến thức, kinh nghiệm khi được truyền đạt một cách dễ hiểu, gần gũi với trẻ. Đặc biệt là thông qua các hoạt động để tổ chức trò chơi học tập mới tạo ra hứng thú kích thích trẻ tìm tòi, khám phá giúp trẻ hình thành, phát triển nhân cách toàn diện về mọi mặt và trẻ tích lũy thêm những kinh nghiệm sống, những kỹ năng học tập mới tốt hơn. Trò chơi học tập không chỉ có nguồn sống nuôi dưỡng trẻ về cả thể chất lẫn tâm hồn mà là nguồn thông tin vô tận, là điều kiện thuận lợi để

TỪ KHÓA LIÊN QUAN