tailieunhanh - SKKN: Biện pháp chỉ đạo tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số
Đề tài này đã đúc kết một số kinh nghiệm trong quá trình chỉ đạo giáo viên thực hiện các biện pháp tăng cường tiếng Việt nhằm nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt nói riêng và nâng cao chất lượng giáo dục nói chung cho học sinh trường tiểu học Tình Thương, huyện Krông Ana. | SKKN: Biện pháp chỉ đạo tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số Một số giải pháp tăng cường tiếng Việt cho học sinh DTTS . I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trường Tiểu học Tình Thương đóng trên địa bàn buôn Tuôr A, xã Dray Sáp. Là một trường thuộc vùng đặc biệt khó khăn, 100% học sinh của trường là dân tộc thiểu số. Tiếng Việt là ngôn thứ thứ nhất của người Kinh nhưng là ngôn ngữ thứ hai của các em học sinh dân tộc thiểu số. Do đó việc tiếp thu kiến thức của các em gặp nhiều khó khăn và còn nhiều hạn chế. Là một người làm công tác quản lý , thấy được những khó khăn trong quản lý cũng như công tác dạy và học, vốn tiếng Việt của các em chưa đáp ứng được yêu cầu dẫn đến chất lượng dạy và học ở đây không thể sánh vai với những trường thuận lợi. Tôi luôn trăn trở và tìm ra những giải pháp nhằm tăng cường tiếng Việt cho học sinh làm cơ sở để các em học tốt tiếng Việt cũng như các môn học khác . Đặc biệt giúp các em tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp với bạn bè, thầy cô, mọi người. Sau nhiều năm nghiên cứu và áp dụng chỉ đạo thực hiện một số giải pháp về tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số ở trường tiểu học Tình Thương, chất lượng giáo dục ở đây đã được nâng lên. Khi các em được tăng cường tiếng Việt, được bồi dưỡng tiếng Việt thì các em sẽ có kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tốt hơn. Có được vốn tiếng Việt đủ để nghe, hiểu thì việc giao tiếp hàng ngày và đặc biệt là quá trình tiếp thu bài của các em sẽ trở nên dễ dàng hơn. Trong thực tế giảng dạy cho thấy, những em học sinh người dân tộc thiểu số trước khi bước vào trường tiểu học có .
đang nạp các trang xem trước