tailieunhanh - SKKN: Một số kinh nghiệm hữu ích giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 8

Mục đích nghiên cứu: Góp phần nâng cao chất lượng và tạo hứng thú học tập môn học của học sinh. Giúp học sinh nắm chắc được những kiến thức chuẩn môn học một cách nhẹ nhàng thông qua những giờ học trải nghiệm, thảo luận và những trò chơi phù hợp. Góp phần giải quyết tình trạng lười học, chán học và không biết cách học môn học Ngữ văn của học sinh trong nhà trường hiện nay. Từ đó tạo điều kiện cho giáo viên hứng khởi hơn trong những giờ dạy Văn. | SKKN: Một số kinh nghiệm hữu ích giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 8 PHẦN THỨ NHẤT: MỞ ĐẦU I. Đặt vấn đề Trong giai đoạn hiện nay, việc nâng cao chất lượng dạy và học là nhu cầu thiết yếu đặt ra đối với những người đang làm nhiệm vụ giảng dạy. Ngoài việc cung cấp kiến thức như các môn học khác, môn Ngữ Văn còn góp phần to lớn trong việc bồi dưỡng tư tưởng tình cảm cho các em học sinh: biết yêu thương, quý trọng gia đình, thầy cô, bạn bè, có lòng yêu nước, biết hướng tới những tư tưởng cao đẹp như lòng nhân ái, tinh thần tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, lòng căm ghét cái ác, cái xấu, bước đầu các em có năng lực cảm thụ các tác phẩm có giá trị nhân văn cao cả. Vậy, làm thế nào để học sinh ngày nay có tình yêu bộ môn xã hội và đặc biệt có thể học tốt Ngữ Văn? Đó là vấn đề khiến nhiều giáo viên dạy Ngữ Văn trăn trở. Dạy văn trong nhà trường phổ thông đang là một thử thách lớn với GV hiện nay. Dạy như thế nào cho hay, hiệu quả cao, tạo sự hứng thú, say mê cho HS quả thực là cả một vấn đề lớn. Việc HS không thích thú với môn văn cũng có nhiều lí do, tuy nhiên có một nguyên nhân khá quan trọng đó là: Thầy cô giáo chưa thực sự tạo ra sự cuốn hút HS bằng bài giảng của mình. Thầy cô chưa thực sự có nhưng bước ngoặt đột phá trong việc đổi mới phương pháp, vẫn nặng về phương pháp truyền thống thế nên việc dạy và học chưa thực sự hiệu quả. Từ thực tế giảng dạy bộ môn Ngữ văn ở THCS nhiều năm, tôi nhận thấy muốn giờ dạy đạt hiệu quả cao, ngoài việc truyền đạt kiến thức, tôi nghĩ rằng mình cần phải biết gây hứng thú học tập cho học sinh để tiết học thực sự nhẹ nhàng, sinh động; học sinh tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên, không gượng ép. Từ đó mới phát huy thực sự tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh. .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN