tailieunhanh - Đánh giá sự thay đổi thái độ học tập của sinh viên trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật thành phố Hồ Chí Minh

Mục tiêu nghiên cứu này là đánh giá sự thay đổi thái độ học tập của sinh viên qua các năm và đề xuất giải pháp. Thông qua khảo sát được phân tích về độ tin cậy, phân tích nhân tố và phỏng vấn sâu sinh viên tại trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM. | Đánh giá sự thay đổi thái độ học tập của sinh viên trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật thành phố Hồ Chí Minh HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: Educational Sciences, 2019, Volume 64, Issue 4, pp. 51-60 This paper is available online at ĐÁNH GIÁ SỰ THAY ĐỔI THÁI ĐỘ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KĨ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Đỗ Thị Mỹ Trang1, Đỗ Mạnh Cường2 và Đoàn Thị Huệ Dung2 1 Trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật Chí Minh 2 Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng Tóm tắt. Thái độ học tập đóng vai trò quan trọng, bởi vì thái độ tích cực dẫn đến hành vi học tập tích cực. Nhưng hiện nay, thông qua quan sát nhận thấy sinh viên năm cuối tại trường đại học (ĐH) Sư phạm Kỹ thuật TPHCM không thật sự tích cực và có những biểu hiện như mệt mỏi, chán nản, vắng lớp nhiều,.Vì vậy, để có những điều chỉnh phù hợp, mục tiêu nghiên cứu này là đánh giá sự thay đổi thái độ học tập của sinh viên qua các năm và đề xuất giải pháp. Thông qua khảo sát được phân tích về độ tin cậy, phân tích nhân tố và phỏng vấn sâu sinh viên tại trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM, kết quả cho thấy rằng thái độ học tập của sinh viên giảm dần qua các năm, đặc biệt sinh viên năm tư có thái độ học tập tích cực giảm nhiều so với các năm trước. Nghiên cứu chỉ ra có ba nguyên nhân chính là do sự quá tải công việc qua dự án học tập, đồ án môn học; Phương pháp giảng dạy của giảng viên; và thiếu kĩ năng lập kế hoạch và quản lí thời gian của sinh viên. Từ khóa: Thái độ học tập, Thái độ học tập tích cực, ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM. 1. Mở đầu Nghiên cứu về thái độ được thực hiện bởi nhiều nhà tâm lí học xã hội (như: và (1918); (1951); Bem (1970); G. Allport (1935, 1976); Fishbein & Ajzen (1975); Eagly & Chaiken (1993); ). Thái độ được hiểu là một khuynh hướng đáp ứng theo cách có lợi (thuận) hoặc bất lợi (không thuận) đối với một đối tượng nhất định .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN