tailieunhanh - Nhận dạng tiếng Việt nói trên thiết bị di động
Bài viết này mô tả phương pháp xây dựng hệ thống nhận dạng tiếng Việt nói trên thiết bị di động Android, sử dụng bộ công cụ CMUSphinx. Kết quả cho thấy hệ thống đã nhận dạng tốt dãy chữ số tiếng Việt phát âm liên tục. | Nhận dạng tiếng Việt nói trên thiết bị di động JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 7A, pp. 180-188 This paper is available online at NHẬN DẠNG TIẾNG VIỆT NÓI TRÊN THIẾT BỊ DI ĐỘNG Nguyễn Hải Dương1 , Nguyễn Hồng Quang2 1 Khoa Công nghệ Thông tin, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội 2 Viện Công nghệ Thông tin và Truyền thông, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Tóm tắt. Trong những năm vừa qua, công nghệ nhận dạng tiếng nói đã có những bước phát triển vượt bậc. Các hệ thống nhận dạng tiếng nói có độ chính xác ngày càng cao và đang được đưa vào ứng dụng trong thực tế. Trong tình hình chung đó, lĩnh vực này với tiếng Việt cũng đã có những kết quả nghiên cứu bước đầu. Tuy nhiên trong các kết quả đã công bố, các hệ thống nhận dạng hầu như được xây dựng và triển khai trên Server. Những hệ thống như vậy sẽ bị hạn chế tính năng trên thiết bị di động khi các thiết bị này không có khả năng kết nối trao đổi dữ liệu tốt với Server. Bài báo này mô tả phương pháp xây dựng hệ thống nhận dạng tiếng Việt nói trên thiết bị di động Android, sử dụng bộ công cụ CMUSphinx. Kết quả cho thấy hệ thống đã nhận dạng tốt dãy chữ số tiếng Việt phát âm liên tục. Từ khóa: Nhận dạng tiếng nói, Tiếng Việt nói, Thiết bị di động, Mô hình Markov ẩn, bộ công cụ CMUSphinx. 1. Mở đầu Trên thế giới, lĩnh vực nhận dạng và xử lí tiếng nói bắt đầu được nghiên cứu vào những năm 1960 và đặc biệt phát triển mạnh trong hai thập kỉ gần đây. Đã có rất nhiều hệ thống nhận dạng tiếng nói được triển khai trên thực tế như: Via Voice của IBM, Dragon Naturally Speaking, Siri của Apple, VoiceSearch của Google, Cortana của Microsoft. . . Những sản phẩm này có ý nghĩa rất lớn trong việc giao tiếp người - máy, mở ra một cách thức làm việc mới cho con người bằng mệnh lệnh trực tiếp cho máy tính thông qua lời nói. Ở Việt Nam, nghiên cứu về nhận dạng tiếng nói đã được triển khai khá mạnh .
đang nạp các trang xem trước