tailieunhanh - Bài tập nhóm môn Luật Hiến pháp: Nguyên thủ quốc gia Đức

Nội dung nghiên cứu của bài tập nhóm trình bày vị trí pháp lý và vị trí thực tế của nguyên thủ quốc gia; thẩm quyền của nguyên thủ quốc gia; thủ tục bầu cử tổng thống. Để nắm chi tiết nội dung nghiên cứu tài liệu. | Bài tập nhóm môn Luật Hiến pháp Nguyên thủ quốc gia Đức HỌC VIỆN NGOẠI GIAO KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ ------ ------ MÔN LUẬT HIẾN PHÁP Đề tài NGUYÊN THỦ QUỐC GIA ĐỨC Nhóm 1 thực hiện 1. Phùng Ngọc Bảo Nguyên 2. Nguyễn Lan Phương 3. Tạ Như Quỳnh 4. Nguyễn Văn Tân 5. Nguyễn Phạm Vân Thảo 6. Phạm Thạch Thảo 7. Nguyễn Thị Tuyên 8. Công Thu Trang 9. Đoàn Thị Phương Vy Hà Nội tháng 10 năm 2019 NGUYÊN THỦ QUỐC GIA ĐỨC I. VỊ TRÍ PHÁP LÝ VÀ VỊ TRÍ THỰC TẾ CỦA NGUYÊN THỦ QUỐC GIA 1 Vị trí pháp lý của nguyên thủ quốc gia - Tập hợp những quy định pháp luật nói về trình tự bầu cử thẩm quyền các mối quan hệ của người đứng đầu bộ máy nhà nước được gọi là chế định của luật hiến pháp chế định nguyên thủ quốc gia. - Chế định Nguyên thủ quốc gia là một chế định đã có từ lâu đời. Nó xuất hiện từ khi có sự xuất hiện của nhà nước đầu tiên là nhà nước chiếm hữu nô lệ . - Thiết chế nguyên thủ quốc gia của các nước trên thế giới hiện nay về cơ bản đều được xây dựng trên thiết chế của nhà nước tư bản. - Nguyên thủ quốc gia là người đứng đầu nhà nước thay mặt cho nhà nước về đối nội và đối ngoại về nguyên tắc đều là đại diện tượng trưng cho sự bền vững và tập trung của nhà nước. - Chế định nguyên thủ quốc gia là một chế định quan trọng trong thể chế chính trị. Nhưng ở mỗi nước nguyên thủ quốc gia có tên gọi vị trí chức năng khác nhau tùy thuộc vào thể chế chính trị và cách thức tổ chức nhà nước hay nói cách khác là phụ thuộc vào hình thức chính thể của những nhà nước đó. 2 Vị trí thực tế của nguyên thủ quốc gia Đức trong chính thể cộng hòa đại nghị - Nguyên thủ quốc gia Đức là tổng thống. - Tổng thống là người đứng đầu nhà nước vị trí giống như các vị hoàng đế trong chính thể quân chủ. - Hiến pháp Cộng hòa liên bang Đức xác định nguyên thủ quốc gia có một vị trí độc lập trong tổ chức quyền lực nhà nước và là biểu tượng quốc gia. - Vị trí pháp lý Điều 62 Luật Cơ bản quy định Chính phủ liên bang hay Nội các Kabinett gồm có Thủ tướng Bundeskanzler và các Bộ trưởng Bundesminister . Chính phủ liên .