tailieunhanh - Quy trình nhân giống in vitro cây keo lá tràm (Acacia auriculiformis A. Cunn. ex Benth) dòng CLT43

Nghiên cứu này xác định các môi trường thích hợp trong quá trình nuôi cấy, góp phần hoàn thiện quy trình nhân giống in vitro cây keo lá tràm dòng Ctl43. Các thí nghiệm sử dụng môi trường cơ bản MS (Murashige and Skoog) cải tiến có bổ sung các chất kích thích sinh trưởng. Các thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lần lặp lại cho mỗi công thức. | Quy trình nhân giống in vitro cây keo lá tràm (Acacia auriculiformis A. Cunn. ex Benth) dòng CLT43 Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; ISSN 2588–1191 Tập 128, Số 3D, 2019, Tr. 33–41; DOI: QUY TRÌNH NHÂN GIỐNG IN VITRO CÂY KEO LÁ TRÀM (ACACIA AURICULIFORMIS A. CUNN. EX BENTH) DÒNG CLT43 Lê Thị Như Nguyệt1,2, Nguyễn Thị Thanh Nga2, Phan Thị Phương Nhi1* 1 Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế, 102 Phùng Hưng, Huế, Việt Nam 2 Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ, 273 Lê Duẩn, Đông Hà, Quảng Trị, Việt Nam Tóm tắt: Nghiên cứu này xác định các môi trường thích hợp trong quá trình nuôi cấy, góp phần hoàn thiện qui trình nhân giống in vitro cây keo lá tràm dòng Ctl43. Các thí nghiệm sử dụng môi trường cơ bản MS (Murashige and Skoog) cải tiến có bổ sung các chất kích thích sinh trưởng. Các thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lần lặp lại cho mỗi công thức. Kết quả cho thấy thời gian khử trùng đoạn thân thích hợp bằng HgCl2 0,1% là 7 phút. Môi trường phát sinh chồi tốt nhất là MS cải tiến có bổ sung 0,07 mg/L thidiazuron, số chồi đạt 3,5 chồi/mẫu. Môi trường có bổ sung 1,5 mg/L benzyl aminopurin và 0,4 mg/L -naphthlene acetic acid cho hệ số nhân chồi cao nhất (2,25 lần), số chồi đạt 15,77 chồi/cụm, chồi phân lóng rõ ràng và sinh trưởng nhanh. Môi trường tạo rễ thích hợp là 1/2 MS cải tiến bổ sung thêm 20 g/L sucrose, 6 g/L agar, 0,1 g/L casein, 1 mg/L riboflavin, 2,0 mg/L indolbutylic acid và 1 g/L than hoạt tính, tỷ lệ ra rễ đạt 97,78%. Từ khóa: in vitro, keo lá tràm, môi trường, nhân giống 1 Đặt vấn đề Keo lá tràm (Acacia auriculiformis A. Cunn. ex Benth) có nguồn gốc từ Australia, Papua New Guineo và Indonesia, phân bố chủ yếu ở vĩ độ 8–16° Nam, độ cao 100–400 m, lượng mưa trung bình khoảng 1400-3400 mm/năm, nhưng có thể chịu đựng được lượng mưa 500–1000 mm/năm [2]. Keo lá tràm sinh trưởng nhanh, ưa sáng có tác dụng cải tạo đất, có

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN