tailieunhanh - Dạy học phần sinh thái học (sinh học 12) thông qua các vấn đề thực tiễn địa phương ở tỉnh Trà Vinh

Bài viết trình bày việc thiết kế quy trình xây dựng các vấn đề thực tiễn địa phương, dựa vào quy trình xác định một số vấn đề thực tiễn ở tỉnh Trà Vinh gắn liền với dạy học phần Sinh thái học (Sinh học 12), đồng thời, đề xuất quy trình tổ chức dạy học các vấn đề thực tiễn nhằm rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh. | Dạy học phần sinh thái học (sinh học 12) thông qua các vấn đề thực tiễn địa phương ở tỉnh Trà Vinh HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: Educational Sciences, 2019, Volume 64, Issue 9C, pp. 71-79 This paper is available online at DẠY HỌC PHẦN SINH THÁI HỌC (SINH HỌC 12) THÔNG QUA CÁC VẤN ĐỀ THỰC TIỄN ĐỊA PHƯƠNG Ở TỈNH TRÀ VINH Phan Thị Thanh Hội1* và Bùi Thị Kiều Nhi2 Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1 2 Trường THPT Dương Háo Học, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh Tóm tắt. Lựa chọn được các vấn đề thực tiễn địa phương gắn liền với nội dung dạy học có vai trò quan trọng trong việc tạo hứng thú học tập cho học sinh, làm cho việc học trở nên có ý nghĩa. Quá trình học tập thông qua vấn đề thực tiễn vừa góp phần hình thành và phát triển kiến thức môn học cho học sinh, đồng thời rèn luyện cho học sinh các kĩ năng học tập như kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng hợp tác, kĩ năng tự học và đặc biệt là kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Trong nội dung bài viết này, chúng tôi thiết kế quy trình xây dựng các vấn đề thực tiễn địa phương, dựa vào quy trình xác định một số vấn đề thực tiễn ở tỉnh Trà Vinh gắn liền với dạy học phần Sinh thái học (Sinh học 12), đồng thời, đề xuất quy trình tổ chức dạy học các vấn đề thực tiễn nhằm rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh. Từ khóa: vấn đề, vấn đề thực tiễn, kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, rèn luyện, sinh thái học 1. Mở đầu Dạy học thông qua các vấn đề thực tiễn (VĐTT) địa phương có những đặc điểm nổi bật như sau [1]: Chủ đề dạy học xuất phát từ những VĐTT. Nội dung hoạt động chứa đựng những vấn đề phù hợp với trình độ và khả năng của học sinh (HS); HS được tham gia lựa chọn nội dung, ý tưởng tổ chức hoạt động, trình bày suy nghĩ của mình, được tham gia thực hiện nhiệm vụ cũng như tạo ra sản phẩm thông qua các hoạt động trải nghiệm, do đó, thúc đẩy mong muốn học tập của HS; Có

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.