tailieunhanh - Cá nhân và vấn đề bổn phận trong sáng tác của Nam Cao trước cách mạng tháng 8-1945

Bài viết tập trung vào vấn đề nhìn nhận bi kịch tinh thần của con người cá nhân trong sáng tác của Nam Cao trước cách mạng tháng Tám - 1945 từ góc độ ý thức cá nhân và ý thức bổn phận với cội nguồn của nó chính là sự thức tỉnh ý thức cá nhân. | Cá nhân và vấn đề bổn phận trong sáng tác của Nam Cao trước cách mạng tháng 8-1945 HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: Social Sciences, 2019, Volume 64, Issue 8, pp. 58-64 This paper is available online at CÁ NHÂN VÀ VẤN ĐỀ BỔN PHẬN TRONG SÁNG TÁC CỦA NAM CAO TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG 8 – 1945 Nguyễn Thị Khánh Ly Vụ Các trường Chính trị, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Tóm tắt. Cá nhân và vấn đề bổn phận là vấn đề nổi bật trong sáng tác của Nam Cao nói riêng cũng như văn học Việt Nam hiện đại nói chung. Con người cá nhân trong sáng tác văn học được biểu hiện ở nhiều phương diện khác nhau. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu này, chúng tôi tập trung vào vấn đề nhìn nhận bi kịch tinh thần của con người cá nhân trong sáng tác của Nam Cao trước cách mạng tháng Tám - 1945 từ góc độ ý thức cá nhân và ý thức bổn phận với cội nguồn của nó chính là sự thức tỉnh ý thức cá nhân. Từ khóa: Nam Cao, con người cá nhân, bổn phận. 1. Mở đầu Ý thức cá nhân và bổn phận là vấn đề nổi bật trong văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX được rất nhiều người quan tâm khi bàn về văn xuôi Tự lực văn đoàn. Tuy nhiên, vấn đề này cũng xuất hiện trong văn học hiện thực phê phán, mà điển hình là trong sáng tác của Nam Cao, chính điều này đã tạo nên bi kịch tinh thần của nhân vật trong sáng tác của ông. Nghiên cứu về con người trong truyện ngắn Nam Cao, Văn Thị Phương Trang đã có những khám phá nhân vật từ chiều sâu tâm thức với “Những con người khốn khổ bị tước đoạt, bào mòn cả quyền được sống được yêu, được thỏa mãn dục tính theo cái cách đầy bản năng của họ” [1]. Thành Đức Bảo Thắng khẳng định: “Luôn ý thức về giá trị nghề nghiệp (nghề văn), về mục đích cầm bút, luôn suy tư, dằn vặt về ý nghĩa cao cả hay thấp hèn của cuộc sống, suy cho cùng đó là những biểu hiện sâu sắc của quan niệm nghệ thuật về con người cá nhân” [2]. Trên hết, thông qua sự thức tỉnh ý thức cá nhân của con người, tác phẩm của .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN