tailieunhanh - Hình tượng ông già trong ông già và biển cả của E.Hemingway và muối của rừng của Nguyễn Huy Thiệp từ góc nhìn so sánh
Với bài viết này, chúng tôi muốn vận dụng lí thuyết văn học so sánh để đi vào nghiên cứu một hiện tượng văn học cụ thể, đó là hình tượng ông già trong hai tác phẩm Ông già và biển cả của và Muối của rừng của Nguyễn Huy Thiệp. | Hình tượng ông già trong ông già và biển cả của và muối của rừng của Nguyễn Huy Thiệp từ góc nhìn so sánh HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: Social Sciences, 2019, Volume 64, Issue 8, pp. 23-32 This paper is available online at HÌNH TƯỢNG ÔNG GIÀ TRONG ÔNG GIÀ VÀ BIỂN CẢ CỦA VÀ MUỐI CỦA RỪNG CỦA NGUYỄN HUY THIỆP TỪ GÓC NHÌN SO SÁNH Nguyễn Thị Hải Phương và Phạm Thị Mỵ Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Với bài viết này, chúng tôi muốn vận dụng lí thuyết văn học so sánh để đi vào nghiên cứu một hiện tượng văn học cụ thể, đó là hình tượng ông già trong hai tác phẩm Ông già và biển cả của và Muối của rừng của Nguyễn Huy Thiệp. Qua việc so sánh hai nhân vật, chúng tôi vừa chỉ ra những nét riêng trong tư tưởng nghệ thuật, trong phong cách của hai nhà văn đồng thời cũng bước đầu khám phá những nét đặc trưng của hai nền văn hóa phương Tây, phương Đông đã chi phối cách nhà văn xây dựng nhân vật của mình. Từ khóa: Văn học so sánh, nhân vật văn học, , Nguyễn Huy Thiệp, phong cách nghệ thuật, văn hóa . 1. Mở đầu Văn học so sánh là bộ môn nghiên cứu sự giống và khác nhau,liên hệ và ảnh hưởng giữa các nền văn học trên thế giới, nhằm bổ sung cho cho hướng nghiên cứu văn học của từng dân tộc một cách riêng lẻ vốn tồn taị từ trước đến nay. Trải qua hơn một thế kỉ phát triển, văn học so sánh ngày càng phát huy vai trò của mình. Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập toàn thế giới diễn ra một cách mạnh mẽ như hiện nay, sự phát triển của văn học so sánh ở mỗi quốc gia lại càng trở nên cấp thiết: “Thế kỉ XXI được xem như thế kỉ đăng quang của ngành văn học so sánh, một lĩnh vực đầy sức sống và triển vọng nhất trong khoa nghiên cứu văn học và khoa học nhân văn. Sự đăng quang này phù hợp với tinh thần thời đại: một tinh thần thế giới hóa, toàn cầu hóa, quốc tế hóa, một thời đại nhấn mạnh đến giao lưu quan hệ đa phương đa .
đang nạp các trang xem trước