tailieunhanh - Biểu tượng “phố” trong thơ Nguyễn Việt Chiến
Nhìn từ diện mạo, biểu tượng “phố” luôn đa nghĩa, không chỉ hướng đến lí trí mà còn hướng đến cả những tình cảm, vô thức, nảy sinh những liên tưởng phức tạp, thể hiện sự đa dạng của quan hệ giữa cái nhìn thấy được với cái thuộc tư tưởng, tình cảm, tín ngưỡng. | Biểu tượng “phố” trong thơ Nguyễn Việt Chiến HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: Social Sciences, 2019, Volume 64, Issue 5, pp. 113-126 This paper is available online at BIỂU TƯỢNG “PHỐ” TRONG THƠ NGUYỄN VIỆT CHIẾN Hoàng Thị Trần Chuyến Trường Trung học phổ thông Việt Nam – Ba Lan, Hoàng Mai, Hà Nội Tóm tắt. Khảo sát 286 bài thơ thuộc 6 tập thơ, chúng tôi thống kê đã rất nhiều lần Nguyễn Việt Chiến trực tiếp nói về biểu tượng “phố” (188 lần), điều này cho thấy sự ảnh hưởng mạnh mẽ của không gian sống đô thị, cảm hứng thế sự “phố” chi phối sáng tác của nhà thơ. Nhìn từ diện mạo, biểu tượng “phố” luôn đa nghĩa, không chỉ hướng đến lí trí mà còn hướng đến cả những tình cảm, vô thức, nảy sinh những liên tưởng phức tạp, thể hiện sự đa dạng của quan hệ giữa cái nhìn thấy được với cái thuộc tư tưởng, tình cảm, tín ngưỡng. Biểu tượng “phố” là hình ảnh của cái đẹp lãng mạn, huyền ảo, mong manh và cũng là cái mới, sự đổi thay, là cái cám dỗ, bất an, đổ vỡ. Nhìn từ kiến tạo, biểu tượng “phố” được tổ chức theo kiểu một thi ảnh phức tính, trong mối quan hệ với cái tôi trữ tình là mối quan hệ khi là đồng nhất, lúc là phân thân đối thoại. Vì những lẽ trên, biểu tượng “phố” trong thơ Nguyễn Việt Chiến tạo ra những giá trị biểu hiện vô cùng kỳ diệu, tác động đến toàn bộ tinh thần của người tiếp nhận, cả cảm giác, lí trí, tâm linh và được cộng đồng thừa nhận chứ không chỉ mang tính cá nhân. Từ khóa: Biểu tượng phố, thơ Nguyễn Việt Chiến, không gian đô thị. 1. Mở đầu Trên thế giới, nghiên cứu về bản chất, ý nghĩa của biểu tượng có rất nhiều ý kiến phong phú. Thứ nhất, biểu tượng theo nghĩa rộng, bao gồm tất cả các hình thức biểu hiện văn hóa loài người như: nghi lễ, ngôn ngữ, nghệ thuật, thần thoại, khoa học, đều là biểu tượng. Biểu tượng ở đây hầu như đồng nhất với ký hiệu, tính biểu tượng tương đương với tính ký hiệu. Có thể kể đến hai công trình của E. Cassirer “Kinh ngiệm
đang nạp các trang xem trước