tailieunhanh - Những chuyển biến trong giáo dục nhà chùa ở Miến Điện dưới thời vua Mindon (1853-1878)

Trong chặng đường dài dưới chế độ phong kiến, nền giáo dục nhà chùa được xem là nền giáo dục truyền thống ở Miến Điện do Tăng đoàn – Sangha quản lý. Nhưng đến giữa thế kỷ XIX, dưới thời trị vì của vua Mindon (1853-1878), nhà nước đã nắm được quyền quản lý nền giáo dục này với sự đồng thuận của Tăng đoàn. Vậy vì sao Mindon lại hiện thực được điều mà trước đó, chưa có vị vua nào ở Miến Điện làm được. Bài viết sẽ làm rõ những vấn đề này. | Những chuyển biến trong giáo dục nhà chùa ở Miến Điện dưới thời vua Mindon (1853-1878) NHỮNG CHUYỂN BIẾN TRONG GIÁO DỤC NHÀ CHÙA Ở MIẾN ĐIỆN DƯỚI THỜI VUA MINDON (1853-1878) LÊ THỊ QUÍ ĐỨC Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế Email: Tóm tắt: Trong chặng đường dài dưới chế độ phong kiến, nền giáo dục nhà chùa được xem là nền giáo dục truyền thống ở Miến Điện do Tăng đoàn – Sangha quản lý. Nhưng đến giữa thế kỷ XIX, dưới thời trị vì của vua Mindon (1853-1878), nhà nước đã nắm được quyền quản lý nền giáo dục này với sự đồng thuận của Tăng đoàn. Vậy vì sao Mindon lại hiện thực được điều mà trước đó, chưa có vị vua nào ở Miến Điện làm được. Bài viết sẽ làm rõ những vấn đề này. Từ khóa: Miến Điện, Mindon, giáo dục nhà chùa; kỳ thi chính thức. 1. GIÁO DỤC NHÀ CHÙA Ở MIẾN ĐIỆN TRƯỚC GIỮA THẾ KỶ XIX Dưới chế độ phong kiến, Phật giáo là quốc giáo ở Miến Điện, giáo dục nhà chùa (giáo dục Kyaung) được coi là nền giáo dục truyền thống của vương quốc này. Trong đó, hệ thống giáo dục tập trung trong các kyaung – trường học tăng viện (học sinh được gọi là kyaung – tha). Ở Miến Điện, trong mỗi làng bản hay thành thị đều có trường học nhà chùa độc lập với sự kiểm soát của chính quyền trung ương [2; tr. 46]. Vì vậy, chương trình giáo dục cũng như chất lượng của nội dung kiến thức được truyền dạy trong các kyaung là không hoàn toàn đồng nhất. Nội dung giảng dạy của các trường chùa chủ yếu là những văn bản liên quan đến Phật giáo, nhằm mục đích phát triển đạo đức và tinh thần cho người học, định hướng cho người học trở thành những nhà sư trong tương lai1. Một đặc điểm nữa của nền giáo dục nhà chùa ở Miến Điện là phương pháp kiểm tra đánh giá, cả về hình thức lẫn nội dung, hoàn toàn nằm trong tay các sư trụ trì (abbot) cũng là hiệu trưởng trường học nhà chùa [4; tr. 5]. Đặc điểm này vừa thể hiện vai trò chỉ đạo của tăng viện đối với nền giáo dục truyền thống của Miến Điện nhưng đồng thời cũng .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.