tailieunhanh - Quan niệm về thể loại văn học của Mikhail Bakhtin

Mục tiêu của bài viết này là trình bày một số vấn đề cơ bản trong quan niệm của ông về thể loại tiểu thuyết như: Nguồn gốc và đặc điểm của tiểu thuyết, quan niệm về lời hai giọng và sự phân biệt giữa lời trong tiểu thuyết và lời trong thơ, vấn đề thời – không gian trong tiểu thuyết. Bài viết cũng chỉ ra một vài giới hạn trong quan niệm của Bakhtin về thể loại văn học. | Quan niệm về thể loại văn học của Mikhail Bakhtin QUAN NIỆM VỀ THỂ LOẠI VĂN HỌC CỦA MIKHAIL BAKHTIN PHAN TRỌNG HOÀNG LINH Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế Email: phantronghoanglinh@ Tóm tắt: Mikhail Bakhtin (1895-1975) là người đi tiên phong và có vai trò hết sức quan trọng trong việc nghiên cứu văn học từ góc nhìn thể loại. Nhiều luận điểm do ông đề xuất đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Mục tiêu của bài viết này là trình bàymột số vấn đề cơ bản trong quan niệm của ông về thể loại tiểu thuyết như:nguồn gốc và đặc điểm của tiểu thuyết; quan niệm về lời hai giọng và sự phân biệt giữa lời trong tiểu thuyết và lời trong thơ; vấn đề thời – không gian trong tiểu thuyết; Bài viết cũng chỉ ra một vài giới hạn trong quan niệm của Bakhtin về thể loại văn học. Từ khóa: Mikhail Bakhtin, thể loại văn học. 1. MỞ ĐẦU Từ đầu thế kỷ XX, với sự hình thành, phát triển của những trường phái nghiên cứu văn học như chủ nghĩa hình thức ở Nga, chủ nghĩa cấu trúc ở Pháp, trường phái phê bình mới ở Anh - Mỹ, các vấn đề liên quan đến hình thức văn bản nghệ thuật bắt đầu được nghiên cứu sâu, nhiều giá trị khoa học được công bố và thừa nhận. Khái niệm thể loại văn học nhờ đó đã dần được quan tâm, song chỉ với tư cách một yếu tố liên đới của các thành tố thuộc hình thức nghệ thuật như ngôn từ, cốt truyện, kết cấu, Phải đến Mikhail Bakhtin (1895-1975), thể loại mới trở thành yếu tố trung tâm: mọi vấn đề của đời sống văn học đều được nhìn nhận qua lăng kính thể xem thể loại là nhân vật chính của tiến trình văn học, chứ không phải các trào lưu hay trường phái: “Thể loại - là kẻ đại diện của ký ức sáng tạo trong quá trình phát triển của văn học” [3, tr. 115]. Thông qua việc đề xuất hàng loạt thuật ngữ quan trọng cho khoa nghiên cứu văn học hiện đại như carnival, đối thoại, lời hai giọng, thời – không gian (thuật ngữ gốc đã được tôi dẫn kèm trong mục Đặc điểm của lời văn và thời không gian trong tiểu .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN