tailieunhanh - Một vài suy nghĩ về nhân lực quản lý giáo dục Đại học trong thời kỳ hội nhập

Bài viết nghiên cứu và phân tích những thực trạng của công tác quản lý giáo dục Đại học nhằm đưa ra các phương hướng, giải pháp nâng cao chất lượng quản lý giáo dục Đại học trong thời kỳ hội nhập. bài viết để nắm chi tiết nội dung nghiên cứu. | Một vài suy nghĩ về nhân lực quản lý giáo dục Đại học trong thời kỳ hội nhập HỘI THẢO KHOA HỌC: “GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM” MỘT VÀI SUY NGHĨ VỀ NHÂN LỰC QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP Trầ n Mai Ước 1 Có thể nói rằng đổi mới quản lý giáo dục đại học ở nước ta trong giai đoạn hiện nay là một công tác vừa mang tầm chiến lược, vừa là khâu đột phá để nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục đại học. Đảng và Nhà nước ta đã nhận rõ tình hình đó, và đã đưa ra các Nghị quyết quan trọng về đổi mới giáo dục như Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá VIII khẳng định “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”; “Quản lý giáo dục là khâu đột phá nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo”. Quan điểm này được cụ thể hoá trong Chỉ thị 40-CT/TW ngày 15 tháng 6 năm 2004 của Ban Bí thư TW Đảng: “Phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người. Đây là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, trong đó nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng nòng cốt, có vai trò quan trọng. Tuy nhiên, trước những yêu cầu mới của sự phát triển giáo dục và đào tạo, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục còn những hạn chế, bất cập. Năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục chưa ngang tầm với yêu cầu phát triển của sự nghiệp giáo dục”. Mới đây nhất, ngày 27/2/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành chỉ thị số 296/CT-TTg về đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010-2012, trong đó nhấ n mạnh, cần xem việc đổi mới quản lý giáo dục đại học (GDĐH) là khâu đột phá để tạo sự đổi mới toàn diện của GDĐH. Thế kỷ XXI, thế kỷ trí tuệ mà con người giữ vai trò quyết định sự phát triển với xu thế toàn cầu hóa, phát triển kinh tế tri thức, công nghệ cao, nhất là công nghệ thông tin, hình thành

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN