tailieunhanh - Xây dựng mô hình ruồi giấm (Drosophila melanogaster) để nghiên cứu dược liệu có hoạt tính kháng oxy hóa

Sử dụng ruồi giấm (Drosophila melanogaster) trong nghiên cứu dược liệu có hoạt tính kháng oxy hóa có nhiều điểm thuận lợi như: Bộ gene đã được giải mã hoàn toàn, có 75% các gen gây bệnh trên người được tìm thấy có trong ruồi giấm, vòng đời ngắn, dễ nuôi giữ. | Xây dựng mô hình ruồi giấm (Drosophila melanogaster) để nghiên cứu dược liệu có hoạt tính kháng oxy hóa ISSN: 1859-2171 TNU Journal of Science and Technology 202(09): 165 - 171 e-ISSN: 2615-9562 XÂY DỰNG MÔ HÌNH RUỒI GIẤM (Drosophila melanogaster) ĐỂ NGHIÊN CỨU DƯỢC LIỆU CÓ HOẠT TÍNH KHÁNG OXY HÓA Trần Thanh Mến1,*, Nguyễn Đình Hải Yến2, Huỳnh Thị Kim Nguyên1, Huỳnh Kim Yến3, Nguyễn Phương Anh Thư1, Đái Thị Xuân Trang1 1 Trường Đại học Cần Thơ, 2Viện Công Nghệ Kyoto – Nhật Bản 3 Trường Đại học Kiên Giang TÓM TẮT Sử dụng ruồi giấm (Drosophila melanogaster) trong nghiên cứu dược liệu có hoạt tính kháng oxy hóa có nhiều điểm thuận lợi như: bộ gene đã được giải mã hoàn toàn, có 75% các gen gây bệnh trên người được tìm thấy có trong ruồi giấm, vòng đời ngắn, dễ nuôi giữ, Kết quả nghiên cứu đã chứng minh ruồi giấm đực CS (Canton S) được nuôi trong điều kiện có bổ sung D-Galactose lão hóa nhanh và có tuổi thọ trung bình, tuổi thọ tối đa ngắn hơn so với ruồi giấm được nuôi trong thức ăn tiêu chuấn. Các gene có vai trò tổng hợp các enzyme kháng oxy hóa có trong ruồi giấm như Sod1, Cat và Rpn11 tăng biểu hiện khi được nuôi giữ trong thức ăn có D-Galactose. Ruồi giấm được nuôi giữ trong điều kiện có H2O2 chết nhanh hơn so với đối chứng không sử dụng H2O2. Ruồi giấm được nuôi trong thức ăn có bổ sung acid gallic có khả năng kháng oxy hóa tốt hơn so với đối chứng. Từ đó cho thấy, D-Galactose và H2O2 có thể được sử dụng như là tác chất trong nghiên cứu dược liệu có hoạt tính kháng oxy hóa in vivo. Từ khóa: ruồi giấm CS; acid gallic; D-Galactose; kháng oxy hóa; H2O2 Ngày nhận bài: 19/5/2019; Ngày hoàn thiện: 03/7/2019; Ngày đăng: 27/7/2019 Drosophila melanogaster MODEL FOR STUDY ANTIOXIDATIVE SUBTANCES Tran Thanh Men1,*, Nguyen Dinh Hai Yen2, Huynh Thi Kim Nguyen1, Huynh Kim Yen3, Nguyen Phuong Anh Thu1, Dai Thi Xuan Trang1 1 Can Tho University, 2Kyoto Institute of Technology– Japan 3 Kien Giang .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN