tailieunhanh - Chuyện những chiếc cầu trên sông An Cựu ở khu vực Huế trước năm 1945

Từ những thông tin rời rạc và tản mạn trong các nguồn tư liệu, đặc biệt là tư liệu của người Pháp, tác giả bài viết cố gắng phác thảo lịch sử xây dựng 6 chiếc cầu trên sông An Cựu cùng những tình tiết liên quan đến cảnh quan đôi bờ trên một đoạn sông chỉ chừng 3 cây số trong lòng nội đô Huế, mới chỉ khoảng trăm năm mà tưởng như đã chìm vào dĩ vãng xa xôi. | Chuyện những chiếc cầu trên sông An Cựu ở khu vực Huế trước năm 1945 102 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6 (149) . 2018 CHUYỆN NHỮNG CHIẾC CẦU TRÊN SÔNG AN CỰU Ở KHU VỰC HUẾ TRƯỚC NĂM 1945 Nguyễn Quang Trung Tiến* Ngày nay, khi dùng thuyền xuôi dòng trên sông An Cựu từ vị trí Cửa Khâu giáp bờ nam Sông Hương, hoặc đi đường bộ từ Ga Huế men theo đường Phan Chu Trinh ở bờ hữu ngạn hoặc đường Phan Đình Phùng ở bờ tả ngạn, đến giáp đường Hùng Vương [Quốc lộ 1A], ta sẽ lần lượt bắt gặp 6 cây cầu theo thứ tự là cầu Ga, cầu Nam Giao, cầu Bến Ngự, cầu Phủ Cam, cầu Kho Rèn và cầu An Cựu. Tất cả những cây cầu này đều được sửa chữa hoặc xây dựng lại trên vị trí cũ trong những năm sau này, tập trung chủ yếu vào những năm 2009-2012. Cầu thì mới, nhưng câu chuyện về chúng đã đi vào dĩ vãng xa xôi, đến mức ngay cả những người sinh sống lâu năm tại địa bàn này cũng không còn nhớ rõ nhiều tình tiết liên quan đến chúng cùng cảnh quan xưa ở đôi bờ trên đoạn sông chỉ chừng hơn hai cây số trong lòng nội đô Huế. Lùi lại quá khứ, vào đầu thế kỷ XIX, đoạn sông này chỉ mới có một cây cầu duy nhất bắc qua sông, nằm trên đường Thiên Lý bắc-nam, đó là cầu An Cựu, để phục vụ con đường giao liên của triều đình từ Trạm Kinh (nằm trong cửa Thượng Tứ của Kinh Thành Huế) vào các trạm liên tiếp phía nam kinh đô là Thừa Nông, Thừa Hóa, Thừa Lưu, Thừa Phước [Thừa Phúc], Hải Vân Quan rồi vào các tỉnh phía nam. Không có nhiều tư liệu thể hiện rõ nét lịch sử xây dựng và kiểu thức, quy mô của nó; nhưng có một số chi tiết từ nguồn sử liệu cho thấy rằng cầu An Cựu được khởi công xây dựng vào năm Gia Long thứ 7 [1808], với tên gọi là cầu Hương Thủy(1) và được trùng tu, bảo dưỡng liên tục dưới các triều Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức. Đặc biệt, năm Minh Mạng thứ 19 [1838], cầu được điều chỉnh thiết kế bằng việc nâng cao khoảng giữa của cầu “để tiện cho thuyền bè đi lại”, do Thống chế Nguyễn Tiến Lâm “đổng lý công việc”.(2) Vật liệu chính dùng làm cầu .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN