tailieunhanh - Thơ của vua Tự Đức viết về sông Lợi Nông (An Cựu)
Bài viết này giới thiệu ba bài thơ của vua Tự Đức viết về sông Lợi Nông được tìm thấy trong Ngự chế thi nhị tập để góp phần minh chứng cho nhận định nói trên. | Thơ của vua Tự Đức viết về sông Lợi Nông (An Cựu) 94 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6 (149) . 2018 THƠ CỦA VUA TỰ ĐỨC VIẾT VỀ SÔNG LỢI NÔNG (AN CỰU) Phan Đăng* Sông An Cựu là một nhánh của Sông Hương, khởi từ cửa ngang cồn Dã Viên, chảy theo hướng đông nam, gần 30km rồi đổ vào phá Hà Trung. Sách Hoàng Việt nhất thống dư địa chí do Lê Quang Định viết vào năm 1806 có đoạn: “300 tầm (từ trước mặt thành) đến sông Phủ Cam. Sông này rộng 25 tầm, nước sâu 2 thước.(**) Phía trái sông Hương có một nhánh gọi là sông Phủ Cam, rộng 25 tầm, sâu 2 thước. 45 tầm đến cầu Quán Tây, cầu do nhà nước mới làm. 358 tầm, sông ở đây rộng 12 tầm, sâu 2 thước 5 tấc, thì đến cầu Phủ Cam, cầu này cũng do nhà nước mới làm, bên trái của cầu này có chợ, tục gọi là chợ Phủ Cam. 774 tầm, sông ở đây rộng 12 tầm, sâu 3 thước, đến cầu An Cựu cũng do nhà nước mới làm.(***) 880 tầm, sông ở đây rộng 8 tầm, sâu 3 thước, bên trái có chợ, tục gọi là chợ An Cựu, giáp với xã Thanh Toàn thuộc huyện Phú Vang. tầm, sông ở đây rộng 5 tầm, sâu 1 thước, phía bên phải có một nhánh thông đến xã Thần Phù, tục gọi là chợ Khe Vực. Phía bên phải cũng có một nhánh thông ra ruộng đồng xã Thần Phù cho đến cửa cống Thần Phù, cống dài 2 tầm, tục gọi là Cống Quan, rồi chảy ngang sang sông Lương Lộc. 71 tầm, sông ở đây rộng 10 tầm, sâu 1,5 thước, thông ra sông Lương Lộc rồi hợp lưu với sông lớn.(1) Ngoài danh xưng An Cựu, Phủ Cam, con sông này còn có nhiều tên gọi khác như Đại Giang, Hà Tự, Cống Quan , cứ chảy qua mỗi vùng sông lại có thêm một tên mới, đến nay thì An Cựu là tên gọi thông dụng nhất. Đến năm 1814 thời Gia Long, sông được triều đình cho khai thông, khiến dòng chảy sâu rộng thêm, ruộng đồng được thau chua rửa mặn, người dân quanh vùng không những tránh được lụt lội mà còn được mùa, sung túc. Đến năm 1821, vua Minh Mạng tiếp tục cho đào sâu, mở rộng, hiệu quả của con sông này ngày càng thấy rõ, đồng thời nhà vua cho cải tên sông thành sông Lợi Nông,(2) .
đang nạp các trang xem trước