tailieunhanh - Những địa danh và di tích liên quan đến sông An Cựu ở khu vực Huế
Bài viết này đề cập một số địa danh và di tích gắn bó mật thiết với dòng sông An Cựu ở khu vực Huế. Đây đều là những địa danh quen thuộc với người dân xứ Huế và cả những người yêu Huế nhưng không phải ai cũng am hiểu tường tận. | Những địa danh và di tích liên quan đến sông An Cựu ở khu vực Huế 24 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6 (149) . 2018 NHỮNG ĐỊA DANH VÀ DI TÍCH LIÊN QUAN ĐẾN SÔNG AN CỰU Ở KHU VỰC HUẾ Lê Nguyễn Lưu* Nguyễn Công Trí** I. Danh xưng con sông và những địa danh liên quan Đoạn Sông Hương chảy qua Kinh Thành Huế có những chi lưu và phụ lưu. Bên hữu ngạn gần ga Huế mở một chi lưu: sông An Cựu, từ thế kỷ XVIII trở về trước còn gọi là sông Phủ Cam, nhà Nguyễn bắt đầu gọi là sông Lợi Nông. 1. Tên sông An Cựu Tên cổ nhất là sông An Cựu, đơn giản vì nó chảy qua làng An Cựu, một làng vào hạng cổ nhất của tỉnh Thừa Thiên Huế. Làng An Cựu đều có tên trong các tác phẩm địa phương chí cổ (Ô Châu cận lục thế kỷ XVI, Phủ biên tạp lục thế kỷ XVIII, Đồng Khánh địa dư chí thế kỷ XIX), thuộc đơn vị xã. Xã An Cựu nằm về phía đông nam đối với trung tâm thành phố Huế, địa bàn vốn rất rộng, trước thế kỷ XVI thuộc huyện Kim Trà; từ năm 1570, thuộc tổng Vĩ Dã, huyện Hương Trà. Sách Ô Châu cận lục (bản sao của Tàng Cổ Viện) ở mục Phong tục tổng luận, Dương Văn An viết: 安舊芳筵細細茶烹於玉蕊 An Cựu phương diên, tế tế trà phanh ư ngọc nhụy (An Cựu mừng xuân, trà ngọc nhụy thơm tho có tiếng),(1) ở mục liệt kê danh sách lại chép nhầm ra An Bạc (chữ Hán 泊 Bạc gần giống với chữ 旧 Cựu viết rẻ). Đến đầu thế kỷ XIX, theo địa bạ, xã An Cựu vẫn thuộc tổng Vĩ Dã, huyện Hương Trà, đông giáp đất các xã Vân Thê, Vân Dương, Thanh Tuyền, Thần Phù, Lang Xá, Phú Xuân, Dương Phẩm; tây giáp đất các xã Vĩ Dã Thượng, Dương Xuân, Cư Chánh, Châu Chử, Thần Phù; nam và bắc giáp thôn Xuân Hòa (huyện Phú Vang), toàn diện tích gần 1650 mẫu 3 sào 5 thước 4 tấc 2 phân; từ năm 1835, xã An Cựu thuộc tổng An Cựu, huyện Hương Thủy. Về sau được chia làm hai bộ phận, gọi là An Cựu Đông và An Cựu Tây. An Cựu Đông kéo từ vùng giáp Chợ Cống đến đường Thiên lý (quốc lộ 1A), gồm năm thôn (Nhất Đông. Ngũ Đông); An Cựu Tây tiếp theo lên đến tận vùng chùa Thiền Tông (Thuyền Tôn), cũng gồm năm
đang nạp các trang xem trước