tailieunhanh - Tóm tắt Luận án tiến sĩ Nghệ thuật: Đào tạo giọng Soprano Việt Nam CLC
Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm rõ quá trình lịch sử hình thành và phát triển nghệ thuật và sư phạm TN gắn với giọng Soprano tại Việt Nam. Nghiên cứu, những đặc điểm của giọng Soprano Việt Nam, những thành công, hạn chế trong công tác đào tạo, biểu diễn, hội nhập quốc tế. Xác định rõ vai trò quan trọng của giọng Soprano trong lĩnh vực nghệ thuật TN. | Tóm tắt Luận án tiến sĩ Nghệ thuật: Đào tạo giọng Soprano Việt Nam CLC 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghiên cứu những thành quả trong công tác đào tạo hơn 60 năm qua chúng tôi thấy sự vượt trội cả về mặt chất lượng và số lượng diễn viên, cán bộ giảng dạy là nữ. Trong số đó, giọng Soprano, cụ thể là giọng Colorature Soprano chiếm tỷ lệ vượt trội. Tại Việt Nam, việc đào tạo loại giọng này cũng đạt nhiều thành công và tích lũy kiến thức học thuật tốt hơn, thuận lợi hơn so với kiến thức đào tạo các loại giọng khác. Tuy nhiên,số lượng SV giọng Colorature Soprano để chọn lựa với tiêu chí đào tạo chất lượng cao (CLC) lại đang ở mức độ hạn chế cả về số lượng và chất lượng. Để tiến hành đào tạo giọng Colorature Soprano CLC thì sự đổi mới một cách đồng bộ từ cơ sở vật chất, chương trình, giáo trình, nội dung, trình độ giảng viên, tiêu chí đối với sinh viên, phương pháp dạy học. cần được rà soát theo lộ trình phù hợp với đào tạo chất lượng cao. Thấy rõ điều này, năm 2009 HVANQGVN hoàn thành đề tài “ Đa dạng hóa mô hình đào tạo âm nhạc đáp ứng với tình hình mới” đề tài do Trung Kiên làm chủ nhiệm. Năm 2011, HVANQGVN tiếp tục hoàn thành đề tài cấp Bộ “Đào tạo tài năng âm nhạc đỉnh cao ở Việt Nam” do Trần Thu Hà làm chủ nhiệm trong đó có nhánh nghiên cứu “Đào tạo tài năng đỉnh cao TN” do Nguyễn Trung Kiên là tác giả. chúng tôi lựa chọn đề tài “Đào tạo giọng Soprano Việt Nam CLC” làm đề tài nghiên cứu với mong muốn sớm có những giải pháp trong đào tạo nguồn nhân lực TN CLC góp phần phát huy tiềm năng của giọng Soprano nói chung, giọng Colorature Soprano Việt Nam nói riêng. 2. Lịch sử nghiên cứu Sách nước ngoài Nghiên cứu về lịch sử chuyên ngành và phương pháp sư phạm TN Những vấn đề cơ bản của phương pháp thanh nhạc (1963) của , Nxb Matxcova; Học hát (2003) của tác giả .
đang nạp các trang xem trước