tailieunhanh - Căn cước lịch sử của Thánh Mẫu: Phát hiện và luận giải đạo sắc phong cổ nhất mang niên đại 1683 cho Liễu Hạnh công chúa hiện còn nguyên tại phủ Giầy ở Nam Định

Qua khảo chứng các nguồn tư liệu, người viết bài này lần đầu tiên đưa ra khẳng định là: Chúng ta đang thực sự còn lưu giữ được một đạo sắc phong nguyên vật trân quý mang niên đại Chính Hòa 4 (tức năm 1683) cho Liễu Hạnh công chúa. Đây có thể xem như là một phát hiện quan trọng trong lịch sử nghiên cứu về hệ thần Liễu Hạnh. | Căn cước lịch sử của Thánh Mẫu: Phát hiện và luận giải đạo sắc phong cổ nhất mang niên đại 1683 cho Liễu Hạnh công chúa hiện còn nguyên tại phủ Giầy ở Nam Định 24 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 5 (148) . 2018 CĂN CƯỚC LỊCH SỬ CỦA THÁNH MẪU: PHÁT HIỆN VÀ LUẬN GIẢI ĐẠO SẮC PHONG CỔ NHẤT MANG NIÊN ĐẠI 1683 CHO LIỄU HẠNH CÔNG CHÚA HIỆN CÒN NGUYÊN TẠI PHỦ GIẦY Ở NAM ĐỊNH Chu Xuân Giao* Tính từ bài viết mở đường vào năm 1914 của Đào Thái Hành cho đến nay, sau hơn một thế kỷ nghiên cứu, nghiêm túc nhìn lại thì chúng ta có thể thấy rằng, dù hệ thần Liễu Hạnh và tín ngưỡng hệ thần Liễu Hạnh có sức hấp dẫn rất lớn đối với học giới cả trong nước và quốc tế, nhưng lại có rất ít nghiên cứu thực hiện công việc khảo chứng kỹ lưỡng và hệ thống các nguồn tư liệu mang tính căn cước. Phần nhiều chỉ là các luận giải mang tính áng chừng, người sau đại khái sao chép lại người trước. Bởi vậy, ngay với hai câu hỏi cơ bản đầu tiên mà hiện nay chúng ta vẫn chưa có được lời giải thỏa đáng, đó là: 1. Danh xưng Liễu Hạnh (và các danh xưng liên quan) thực sự đã xuất hiện từ bao giờ? 2. Liễu Hạnh và hệ thần Liễu Hạnh đã chính thức được vương triều quân chủ nào công nhận đầu tiên thông qua việc ban tặng sắc phong? Bài viết này, trên cơ sở nghiên cứu điền dã dân tộc học kết hợp khảo chứng tư liệu thành văn với quan điểm coi trọng “chân thực riêng lẻ” và “ghi chép dày” trong nhiều năm qua về hệ thần Liễu Hạnh, muốn cung cấp những căn cứ gốc gác ngõ hầu góp phần giải đáp cho hai câu hỏi nêu trên. Chúng tôi chọn mảng sắc phong, và đặc biệt chú ý đến sắc phong dạng nguyên gốc còn lưu giữ được. Ở đây, do dung lượng bị giới hạn, nên mới chỉ tập trung vào sắc phong cho riêng Liễu Hạnh, mà cũng mới chỉ là một sắc phong sớm nhất cho riêng thánh địa Phủ Giầy ở Nam Định mà thôi. Lời mở: Sự thiếu vắng những nghiên cứu khảo chứng kỹ lưỡng và hệ thống về căn cước lịch sử của hệ thần Liễu Hạnh Nghiên cứu hiện đại về tín ngưỡng Mẫu Liễu (Bà chúa Liễu Hạnh,

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.