tailieunhanh - Bước đầu xác định địa giới hành chính một số phường thuộc nội vi Kinh Thành Huế (đầu thế kỷ XX-1945)

Chính thức được quy hoạch dưới thời vua Gia Long, Kinh Thành Huế được xem là biểu trưng quyền lực của vương triều Nguyễn. “Phường” trong Kinh Thành Huế trước thời điểm tu chỉnh dưới thời vua Duy Tân là dạng đơn vị hành chính đặc biệt, đây là nơi sinh hoạt, làm việc của các quan nha, đồn trú doanh trại quân đội, quan xưởng triều đình, dinh cơ tư thất quan lại và phủ đệ của các ông hoàng bà chúa. Thông qua một số nguồn tư liệu, bài viết góp phần xác định rõ ranh giới 10 phường nội thuộc Kinh Thành Huế dưới thời Nguyễn. | Bước đầu xác định địa giới hành chính một số phường thuộc nội vi Kinh Thành Huế (đầu thế kỷ XX-1945) Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 5 (148) . 2018 3 VĂN HÓA - LỊCH SỬ BƯỚC ĐẦU XÁC ĐỊNH ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH MỘT SỐ PHƯỜNG THUỘC NỘI VI KINH THÀNH HUẾ (ĐẦU THẾ KỶ XX - 1945) Đỗ Minh Điền* 1. Hệ thống các phường Nội thành trước thời điểm tu chỉnh dưới thời vua Duy Tân (1907 - 1916) Kinh Thành Huế được xem là trung tâm chính trị của cả nước, là biểu trưng quyền lực của vương triều nhà Nguyễn. Nếu như khu vực Hoàng Thành và Tử Cấm Thành được liệt vào hàng thâm nghiêm, cấm địa thì nội vi Kinh Thành được coi là nơi cấm mật, tuyệt nhiên bất khả xâm phạm. Chính vì thế, trong bộ Hoàng Việt luật lệ (luật Gia Long) đã dành hẳn hơn 20 trang để nhấn mạnh sự tôn nghiêm của Kinh Thành, đồng thời quy định rất rõ các loại tội trạng, định hẳn chế tài xử phạt nghiêm khắc đối với tất cả những ai tự tiện ra vào, xâm phạm địa giới Kinh Thành.(1) Được quy hoạch trên cơ sở đất đai của 8 làng trước đó, Kinh Thành Huế có diện tích mặt bằng khá rộng lớn. Ngoại trừ Hoàng Thành, kể từ thời vua Gia Long (1802 - 1820) trở đi, khu vực Kinh Thành là nơi sinh hoạt, làm việc của các quan nha, đồn trú doanh trại quân đội, quan xưởng triều đình, dinh cơ tư thất của tầng lớp quan lại và phủ đệ của các ông hoàng bà chúa. Sách Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ cho biết, “nội địa Kinh Thành từ trước đến nay vốn đã có phân chia đất để làm các phủ đệ và nhà ở cho quan chức và các ty”.(2) Trong hồi ức về Huế vào đầu thế kỷ XIX, Michel Đức Chaigneau cũng xác nhận tầng lớp dân chúng chỉ được sinh sống ở vùng ngoại vi, lân cận Kinh Thành,(3) ngoài những giai tầng nói trên, tuyệt đối cấm các đối tượng còn lại xây dựng nhà cửa, ẩn cư ở nội vi Kinh Thành. Quy định này, được thực thi nghiêm túc cho đến gần cuối thời vua Tự Đức. Phường trong Nội thành(**) được nhắc đến sớm nhất là vào năm 1837 dưới triều vua Minh Mạng. Tổ chức phường vào giai đoạn này tồn tại với

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN