tailieunhanh - Đạo “Ông Trần” và quá trình phát triển đảo Long Sơn/núi Nứa ở Vũng Tàu

Xã đảo Long Sơn/ Núi Nứa (TP Vũng Tàu) chính là mô hình công xã nông thôn thực sự do ông Trần (tức Lê Văn Mưu) xây dựng vào cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX dựa trên giáo lý Tứ ân của đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa mà người dân địa phương gọi là đạo “Ông Trần”. | Đạo “Ông Trần” và quá trình phát triển đảo Long Sơn/núi Nứa ở Vũng Tàu Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6 (140) . 2017 57 ĐẠO “ÔNG TRẦN” VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN ĐẢO LONG SƠN/ NÚI NỨA Ở VŨNG TÀU Lê Công Lý* 1. Lịch sử thôn Long Sơn/ Núi Nứa Đầu thế kỷ XIX thôn Long Sơn thuộc tổng Phước Hưng, huyện Phước An, phủ Phước Long, trấn Biên Hòa. Sách Gia Định thành thông chí có ghi rõ rằng, lúc này tổng Phước Hưng vừa mới được thành lập, do đó có thể đoán định rằng thôn Long Sơn cũng vừa mới thành lập không bao lâu, tức khoảng cuối thế kỷ XVIII. Thôn Long Sơn có Núi Nứa (chữ Hán gọi là Sa Trúc Sơn) nên dân gian cũng gọi là thôn Núi Nứa. Thôn Long Sơn thực chất gồm 2 hòn đảo nhỏ, được bao bọc bởi các sông Ba Nanh, Chà Và, rạch Bến Đá, Rạch Rang và vịnh Gành Rái, nằm cách bán đảo Vũng Tàu 3km đường chim bay. Hình 1: Sơ đồ xã đảo Long Sơn. Nguồn: Phan Tất Đại (1975), . * Chi hội Văn nghệ dân gian tại Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh. 58 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6 (140) . 2017 Danh sách xã thôn của huyện Phước An do Trịnh Hoài Đức ghi chép, không nêu rõ diện tích và dân số từng xã thôn nên ngày nay không thể biết diện tích và dân số của thôn Long Sơn đương thời (đầu thế kỷ XIX) là bao nhiêu. Tuy nhiên, đến năm 1836, khi vua Minh Mạng cho đo đạc và thiết lập lại địa bạ trên địa bàn Nam Kỳ lục tỉnh, thì huyện Phước An (tương đương địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ngày nay, trừ huyện Côn Đảo) gồm có 4 tổng với 42 làng, thôn, xã, phường, thuyền, tức là giảm đi 1 thôn so với thời Gia Long. Thôn bị xóa tên đó chính là thôn Long Sơn. Như vậy, có thể đoán định rằng, trong số 43 xã thôn của huyện Phước An (nay là địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), Long Sơn là thôn có dân số ít nhất nên bị xóa sổ, sáp nhập sang thôn khác bên cạnh. Theo Địa chí Bà Rịa - Vũng Tàu, những địa điểm dừng chân của lưu dân sớm nhất là cửa sông Xích Ram (Sông Ray), Phước Hải, Cửa Lấp, cửa Sông Dinh. Ban đầu mọc lên những xóm

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN