tailieunhanh - Gạo đỏ

Bài viết này tìm hiểu về các loại gạo đỏ ở Việt Nam qua các nội dung chính: I. Gạo đỏ, gạo trắng; II. Lúa sạ (lúa nổi) - điển hình cho lúa gạo đỏ và Phần Phụ lục: Lúa hoang Mỹ (Wild Rice). | Gạo đỏ Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6 (140) . 2017 3 KHOA HỌC VÀ ĐỜI SỐNG GẠO ĐỎ Nguyễn Xuân Hiển* Lúa gạo là nguồn sống chính của hơn một nửa nhân loại; trên 90% sản lượng gạo của thế giới (năm 2014, sản lượng thóc là 741,47 triệu tấn, theo Vụ Thống kê của Tổ chức Lương Nông Quốc tế, FAO) được sản xuất tại châu Á và phần lớn số này cũng được tiêu thụ tại chỗ. Điều khẳng định đó đúng và đã được thử thách với thời gian. Nói cho ngay, gần đây vai trò quan trọng của lúa gạo có giảm dần và có thu hẹp. Xã hội phát triển, mức sống được nâng cao, dinh dưỡng đa dạng hóa , phần đóng góp của gạo trong dinh dưỡng của người dân tất phải giảm. Tuy nhiên những người ‘khốn khó’ nhất vẫn là những người ăn cơm gạo hằng ngày. Chúng tôi đã thấy, mới ba năm trước đây, những em bé gái 14-15 tuổi mà nhỏ thó như trẻ lên 7 lên 8, đi ‘đội nước’ [để thổi cơm] hàng hai tiếng đồng hồ trong cái nóng cháy da cháy thịt (trên 400C, giữa trưa thường đạt 45-470C) ở Punjab, nơi sản xuất loại gạo thơm nổi tiếng Basmati ! Ở ta, Người ta sống nhờ hạt cơm và cô Tấm, cô Cám [= truyện cổ tích]. Từ các bà bủ ở Lâm Thao (Phú Thọ), các bà mẹ già ở Nội Duệ Cầu Lim (Bắc Ninh) cho đến các mệ, các mụ ở Thành Nội (Huế) hoặc đến tận các bà già ăn trầu ở Ba Tri (Bến Tre) , mỗi mẹ một giọng nhưng đều ‘ăn cơm gạo và kể truyện cổ tích cho con cháu’ Trong thời gian gần đây, thuật ngữ gạo màu (Colored Rices, Sắc mễ 色米, ) thường được dùng để chỉ ba loại gạo: Gạo cẩm (nếp cẩm, Purple Rice, Tử mễ 紫 米),gạo than hay gạo đen (nếp than, Black Rice, Hắc mễ 黑米) và gạo đỏ (Red Rice, Hồng mễ 紅米); những loại gạo này đều thuộc loài thực vật Oryza sativa L.(1) Đây là nói về màu sắc tự nhiên của vỏ cám gạo lức (Brown Rice, Tháo mễ 糙米). Nhưng cho đến nay, theo chúng tôi biết, chưa ai, ở trong nước cũng như ở nước ngoài, chú ý đến những loại gạo trên, nhất là gạo đỏ. Một vài vị ở Tiểu lục địa Nam Á như Syed Mehar Ali Shah et al. (2010), Ujjawal K. (2016) , cố viết sách .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG