tailieunhanh - Sách địa chí ở Nam Kỳ đầu thế kỷ XX

Trong nửa đầu thế kỷ XX (1901-1951) đã có 23 cuốn sách địa chí bằng tiếng Pháp về các tỉnh Nam Kỳ được xuất bản, thuộc dự án Địa lý học: Tự nhiên, Kinh tế và Lịch sử Nam Kỳ (Géographie Physique, Esconomique et Historique de la Cochinchine) do Hội Nghiên cứu Đông Dương (Société des Études Indochinoises) khởi xướng. Các tập chuyên khảo này đã dựng nên một bức tranh tổng quát của Nam Kỳ vào đầu thế kỷ XX. | Sách địa chí ở Nam Kỳ đầu thế kỷ XX Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 4 (138) . 2017 87 SÁCH ĐỊA CHÍ Ở NAM KỲ ĐẦU THẾ KỶ XX Nguyễn Thanh Lợi* 1. Một dự án thiết thực Vào năm 1899, tại Sài Gòn, dự án nghiên cứu biên soạn bộ sách Địa lý học: Tự nhiên, Kinh tế và Lịch sử Nam Kỳ (Projet de Géographie Physique, Économique et Historique de la Cochinchine) do Hội Nghiên cứu Đông Dương (Société des Études Indochinoises) đề xuất. Ông . Dũrrwell, Phó chánh án Tòa thượng thẩm, ngay khi được bầu làm Chủ tịch Hội Nghiên cứu Đông Dương đã đưa ra sáng kiến này, với ý định “làm sống lại với một sức sống mới ngành Địa lý học Nam Kỳ”. Đại úy Lacroix đưa ra đề cương chi tiết cho các tập: Chương một: Địa lý học tự nhiên 1. Tên hạt; nguyên ngữ (cố gắng ghi tên bằng chữ Hán / Nôm). Vị trí địa lý. Ranh giới tự nhiên và ước lệ. Diện tích. Khoảng cách từ tỉnh lỵ tới tỉnh lỵ các tỉnh kế cận. 2. Mô tả hình thể tự nhiên. Tính chất đất đai, địa hình. Địa chất. Các dòng nước, kênh đào (chiều rộng, chiều sâu, hoạt động của thủy triều ). Đường sá (bề rộng, tình trạng sử dụng, độ dốc ). Đường sắt. 3. Khí hậu, nhiệt độ, gió, mưa, vệ sinh, thắng cảnh, hang, động, suối 4. Tổng và làng thuộc hạt (với tên gọi viết bằng chữ Nôm, nếu có thể). Mô tả chi tiết từng tổng hay làng (công trình kiến trúc, bia kỷ niệm, nơi dạo chơi, các trò giải trí). Đường tới các nơi này khởi đi từ tỉnh lỵ (khoảng cách, phương tiện di chuyển). Chương hai: Địa lý học kinh tế 1. Phân chia nông nghiệp. Khai thác. Công việc cải tạo, khẩn hoang, tháo nước. Các loại đất canh tác (diện tích mỗi loại). Cây trồng. Rừng. Tinh dầu. Cây ăn trái (việc canh tác). Hệ thực vật. 2. Vật nuôi, giống loại. Việc chăn nuôi. Hệ động vật. Săn, bắt. Đánh bắt cá. 3. Mỏ và khai thác vật liệu xây dựng. * Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương Thành phố Hồ Chí Minh. 88 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 4 (138) . 2017 4. Các loại công nghiệp (bản xứ hay không phải bản xứ). Tình hình .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN