tailieunhanh - Quân đội xứ Đàng Trong: Pháo binh

Trong lực lượng quân đội của các chúa Nguyễn, pháo binh được coi là một binh chủng bên cạnh tượng binh, tuy chưa phải là lực lượng nòng cốt như bộ binh. Ngoài các cơ súng hoạt động độc lập, còn có các thuyền súng phiên chế vào các cơ bộ binh và thủy binh để hỗ trợ tác chiến. Thời kỳ Nguyễn Phúc Tần ở ngôi chùa là thời kỳ căng thẳng của chiến tranh Trịnh - Nguyễn, chúa cho lập trường tập bắn ở làng Hoằng Phúc (Thanh Phước, huyện Hương Trà). | Quân đội xứ Đàng Trong: Pháo binh 50 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 4 (138) . 2017 QUÂN ĐỘI XỨ ĐÀNG TRONG: PHÁO BINH Lê Nguyễn Lưu* 1. Lực lượng pháo binh Không sử sách nào ghi chép các chúa Nguyễn xứ Đàng Trong có lực lượng pháo binh từ lúc nào, mặc dù ta biết rằng quân đội các bên đã sử dụng súng rất sớm. Trong Nam triều công nghiệp diễn chí, Nguyễn Khoa Chiêm đã kể một trận đánh năm 1620 giữa Tuyên Lộc hầu (Nguyễn Phúc Tuyên, cháu gọi chúa Sãi bằng chú, con của Nguyễn Phúc Hà) và hai kẻ phản loạn (Văn Nham hầu Nguyễn Phúc Hiệp và Thạch Xuyên hầu Nguyễn Phúc Trạch, đều là anh của chúa Sãi) như sau: “Nói đoạn, [Sãi vương] bèn lập đàn tấu cáo với trời đất, quỷ thần và các bậc tiên vương, rồi sai Tuyên Lộc làm tiên phong, chúa tự mình thống lĩnh đại quân thủy bộ đi sau tiếp ứng, thẳng tiến đến xứ Cồn Cát xã Ái Tử. Quân đôi bên đối trận đánh lớn, đạn bay như mưa, súng nổ ầm vang như sấm, nhưng chưa bên nào thắng bại. Tuyên Lộc cả giận múa tít tay đao sáng loáng như luồng chớp xông tới; Văn Nham, Thạch Xuyên cả kinh, liệu thế khó bề chống cự, vội vàng tháo lui, quân lính thua chạy tán loạn”.(1) Như vậy, hai bên đều có lính sử dụng súng, súng đại bác lẫn súng điểu thương, mà súng điểu thương chiếm phần nhiều, nên mới “đạn bay như mưa”. Có lính sử dụng súng, nhưng chưa chắc đã có những đội quân chuyên dùng súng, tức binh chủng pháo binh. Tuy nhiên ta biết hồi bấy giờ, đối với các chúa Nguyễn, nhu cầu phục vụ chiến tranh được đặt lên hàng đầu, nên song song với việc mua súng và đúc súng các loại, chúa Nguyễn cũng sớm thành lập các đội quân chuyên sử dụng súng, ngay trong thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên (1614-1635). Họ không hoạt động độc lập. Một đạo bộ binh hay thủy binh thường phiên chế thêm một hay hai, ba đội (thuyền) súng, chẳng hạn binh Nội Bộ (đạo quân bộ của phủ chúa) có các thuyền Tả Vệ, Hữu Vệ, Nội Hoàng Kiếm, Trung Chi, Tiểu Chi, Tân Hậu Bộ, Trung Hậu Bộ., Hữu Súng, Tả Súng, Tiền Súng, Hậu Súng, Toàn Nhất, .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN