tailieunhanh - Quan điểm của Nhật Bản tại biển Đông và hàm ý đối với chiến lược của Trung Quốc

Bài viết nhằm góp phần làm rõ hơn sự can dự của Nhật Bản vào vấn đề Biển Đông và tác động của việc can dự đối với Trung Quốc trong quá trình triển khai thực hiện chiến lược cường quốc biển. | Quan điểm của Nhật Bản tại biển Đông và hàm ý đối với chiến lược của Trung Quốc 88 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 3 (137) . 2017 BIỂN, ĐẢO VIỆT NAM QUAN ĐIỂM CỦA NHẬT BẢN TẠI BIỂN ĐÔNG VÀ HÀM Ý ĐỐI VỚI CHIẾN LƯỢC CỦA TRUNG QUỐC Nguyễn Thanh Minh* 1. Quan điểm và mục tiêu của Nhật Bản đối với Biển Đông Quan điểm và mục tiêu xuyên suốt của Nhật Bản đối với vấn đề Biển Đông là duy trì hòa bình, đảm bảo an ninh tự do hàng hải quốc tế. Các phương tiện truyền thông toàn cầu đưa tin về các hoạt động cải tạo các bãi đá đơn phương của Trung Quốc ở Trường Sa đã khiến Nhật Bản tỏ rõ thái độ của mình. Chính phủ Nhật Bản đã nhanh chóng xác định các hành động của Trung Quốc là vi phạm UNCLOS và coi chính sách của Trung Quốc ở Biển Đông là một nỗ lực nhằm thay đổi nguyên trạng bằng vũ lực. Nhật Bản cũng ủng hộ lập trường của Mỹ đối với các hành động phiêu lưu mạo hiểm quyết đoán của Trung Quốc ở Biển Đông và các hoạt động thực hiện quyền tự do hàng hải của Mỹ. Bất chấp những giới hạn quân sự của nước này, Nhật Bản có thể tiến hành một số hành động hỗ trợ sự ổn định ở Biển Đông.(1) Mọi bất đồng mâu thuẫn về tranh chấp chủ quyền trên biển phải được giải quyết dựa trên luật pháp quốc tế, luật biển quốc tế bằng biện pháp hòa bình.(2) . Quan điểm của Nhật Bản về Biển Đông Ngày 12/7/2016, sau khi Tòa án Trọng tài thường trực quốc tế - PCA(3) ra phán quyết về vụ kiện Philippines với Trung Quốc liên quan tới tranh chấp ở Biển Đông, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nhật Bản Fumio Kishida ra tuyên bố, phán quyết của PCA là phán quyết cuối cùng và mang tính ràng buộc pháp lý, theo đó các bên liên quan phải tuân thủ phán quyết này. Ngoại trưởng Kishida nêu rõ: Nhật Bản kiên định ủng hộ việc tôn trọng quy định luật pháp và sử dụng các biện pháp hòa bình, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong giải quyết các tranh chấp trên biển.(4) Ngoài ra, trong cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị bên lề Hội nghị AMM 49, Ngoại .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN