tailieunhanh - Môi trường và xử lý nguồn nước trong nuôi cá lồng ở đầm Cầu Hai, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế
Đứng trên góc độ người nuôi, các hộ được điều tra chưa thực sự quan tâm đến công tác quản lý và bảo vệ môi trường khi 100% hộ nuôi đều xem xét nguồn nước bằng mắt thường và không có phương án xử lý nguồn nước. Xuất phát từ tình hình đó, cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp như: (i) tăng cường việc lấy mẫu kiểm tra nguồn nước, đưa công tác này đi vào định kỳ,. | Môi trường và xử lý nguồn nước trong nuôi cá lồng ở đầm Cầu Hai, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 2 (136) . 2017 75 MÔI TRƯỜNG - SINH THÁI MÔI TRƯỜNG VÀ XỬ LÝ NGUỒN NƯỚC TRONG NUÔI CÁ LỒNG Ở ĐẦM CẦU HAI, HUYỆN PHÚ LỘC, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Nguyễn Ngọc Châu(*), Hồ Thắng(**), Mai Chiếm Tuyến(***) 1. Giới thiệu Là địa phương có điều kiện và tiềm năng rất lớn để phát triển các hoạt động nuôi trồng thủy sản (NTTS), nhất là mô hình nuôi cá lồng (NCL), Thừa Thiên Huế có hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai - Lăng Cô với diện tích mặt nước lên đến gần ha, là nơi sinh sống của hơn người (chiếm gần 30% dân số tỉnh Thừa Thiên Huế). Chính vì vậy số lượng lồng nuôi ngày càng tăng nhanh một cách đáng kể, từ lồng vào năm 2011 lên lồng vào năm 2012, và hơn lồng vào năm 2015, trong đó nguyên nhân chủ yếu là do giá trị kinh tế cao, thiết bị lồng, hệ thống cơ sở vật chất đơn giản, rẻ tiền, người nuôi có hiệu quả kinh tế nên người dân dễ đầu tư (Sở NN và PTNT Thừa Thiên Huế, 2015). Ở huyện Phú Lộc, NCL trên đầm phá đã và đang phát triển rất mạnh, nhất là các xã Vinh Hiền, Lộc Bình, Vinh Hưng và thị trấn Lăng Cô, với số lồng nuôi lên đến cái (vào năm 2014). Tuy nhiên, việc phát triển lồng nuôi ồ ạt đã gây khó khăn trong quản lý của các cơ quan chức năng; việc bố trí hệ thống lồng nuôi theo vị trí dòng chảy, quy định số lồng trên một đơn vị diện tích mặt nước, khoảng cách giữa các lồng nuôi và gia tăng về số lượng lồng nuôi., chủ yếu theo tự phát của người nuôi. Điều này dẫn đến tình trạng lấn chiếm diện tích mặt nước, làm mất trật tự, ảnh hưởng mỹ quan, giao thông, đặc biệt vấn đề ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng chung đến hoạt động nuôi trồng thủy sản trong vùng đầm phá (Sở NN và PTNT Thừa Thiên Huế, 2015). Nghiên cứu này tập trung vào ba nội dung sau: - Tổng quan một số nghiên cứu về môi trường trong NCL trên thế giới và ở Việt Nam; - Phân tích tình hình .
đang nạp các trang xem trước