tailieunhanh - Nhận thức của giới nghiên cứu về thể chế chính trị của các nhà nước thời cổ - trung đại ở miền Trung Việt Nam

Bài viết điểm lại những nghiên cứu liên quan đến thể chế chính trị của các nhà nước thời cổ - trung đại ở miền Trung Việt Nam thông qua những nghiên cứu về thể chế chính trị của vương quốc Champa. Bài viết tập trung vào việc tổng hợp và phân tích những nghiên cứu đầu tiên, xoay quanh những quan điểm, tranh luận, phản biện về thể chế chính trị của vương quốc Champa như là một vương quốc theo kiểu tập quyền hay liên bang (hoặc liên hiệp). | Nhận thức của giới nghiên cứu về thể chế chính trị của các nhà nước thời cổ - trung đại ở miền Trung Việt Nam 48 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 2 (136) . 2017 NHẬN THỨC CỦA GIỚI NGHIÊN CỨU VỀ THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ CỦA CÁC NHÀ NƯỚC THỜI CỔ - TRUNG ĐẠI Ở MIỀN TRUNG VIỆT NAM Đổng Thành Danh* 1. Dẫn nhập Những thể chế chính trị của các nhà nước thời cổ - trung đại ở miền Trung Việt Nam vẫn chưa được nhận thức một cách đầy đủ hay trở thành một đối tượng nghiên cứu nghiêm túc trên bình diện học thuật. Thể chế chính trị của khu vực này vốn chỉ được nhìn nhận một cách tương đối, bắt đầu từ thể chế Đàng Trong, một thực thể vốn chỉ hình thành khoảng 500 năm, kể từ khi Nguyễn Hoàng rời đất Bắc di chuyển về phương nam nhận lãnh trách nhiệm Trấn thủ Thuận - Quảng năm 1558.(1) Nhưng nếu ta chỉ nhận thức về lịch sử miền Trung và thể chế chính trị của khu vực này bắt đầu từ thời điểm ấy, thì ta sẽ bỏ cả một khoảng trống lịch sử kéo dài hàng ngàn năm trước đó. Vậy thì lý do gì khiến chúng ta vẫn hình dung ý niệm về thể chế chính trị của miền Trung bắt đầu từ thực thể xứ Đàng Trong chứ không phải là xa hơn thế nữa? Phải chăng chỉ vì những thể chế chính trị trước đó, không phải là do người Việt tạo nên? Nhưng dù lý do là gì đi nữa, những ý niệm này là chưa hoàn chỉnh, bởi vì như bất kỳ một chuyên khảo nào nghiên cứu về xứ Đàng Trong, các học giả không thể bỏ qua những tiền đề hình thành khu vực này cũng như bản chất chính trị của thực thể ấy trong suốt thời kỳ chúa Nguyễn. Trong những nghiên cứu đó, bằng cách này hay cách khác, trực tiếp hay gián tiếp những yếu tố liên quan đến vương quốc Champa(2) cổ vẫn luôn được nhắc đến như những di sản mà từ đó người Việt thừa hưởng để xây dựng nên các đặc thù của xứ Đàng Trong, trong đó có cả những thiết chế chính trị.(3) Đó là những thiết chế được manh nha từ thời kỳ hình thành các nhà nước tiền Champa, được củng cố trong suốt thời kỳ tồn tại của vương quốc Champa, được tiếp thu và vận dụng .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.