tailieunhanh - Tạp chí đại học - đứa con tinh thần sáng giá của Viện Đại học Huế

Bài viết này giới thiệu khái quát diện mạo tạp chí Đại học, từ tôn chỉ-mục đích xuất bản, hình thức-nội dung đăng tải, đến đội ngũ biên tập và lực lượng cộng tác viên. Với hình thức trang nhã và nội dung đầy ắp giá trị học thuật, bộ tạp chí Đại học là một di sản văn hóa quý báu, một đứa con tinh thần sáng giá của Viện Đại học Huế. | Tạp chí đại học - đứa con tinh thần sáng giá của Viện Đại học Huế Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 2 (136) . 2017 3 VĂN HÓA - LỊCH SỬ TẠP CHÍ ĐẠI HỌC - ĐỨA CON TINH THẦN SÁNG GIÁ CỦA VIỆN ĐẠI HỌC HUẾ Phan Thuận An* Lời Tòa soạn: Trong tác phẩm Văn học miền Nam (1954-1975) nhà văn Võ Phiến đã nhận xét: “Cũng trong năm 1958, ở Huế tờ Đại học ra đời. Đó là tờ báo của Viện Đại học Huế, nhưng ảnh hưởng của nó mạnh và rộng ra ngoài phạm vi đại học. Nó không như những tập san nghiên cứu khác: tờ Văn hóa Á châu, Văn hóa nguyệt san, tờ Quê hương . Tôi không có ý so sánh về giá trị, chỉ muốn nói đến sức ảnh hưởng.” (Dẫn lại theo Nguyễn Văn Trung trong bài “Tạp chí và Nhà xuất bản Đại học”, tạp chí Dòng Việt, số 4/1997). Một tờ báo có uy tín và sức lan tỏa như thế, tiếc thay, ngày nay không mấy người còn biết đến. Nhân kỷ niệm 60 năm thành lập Viện Đại học Huế (1957-2017), mời các bạn tìm hiểu thêm về đứa con tinh thần sáng giá của viện qua bài viết dưới đây của tác giả Phan Thuận An. I. Từ Viện Đại học Huế đến mục đích của tạp chí Đại học “Tin tưởng ở hoàn cảnh thuận lợi của đất Huế trước vấn đề nêu cao văn hóa quốc gia, ngày 01/3/1957, Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa đã ban hành sắc lệnh số 45-CD thiết lập tại Huế một Viện Đại học cùng một số trường chuyên môn phụ thuộc Viện, lấy tên là VIỆN ĐẠI HỌC HUẾ. “Viện Đại học Huế trong buổi đầu xây dựng hết sức khó khăn; nhờ sự điều khiển tận tụy của Linh mục Viện trưởng Cao Văn Luận với sự cộng tác chặt chẽ của các bậc thức giả Huế, Viện Đại học đã được long trọng khánh thành ngày 12/11/1957 ”.(1) Ngay từ đầu, những người thành lập viện đã chủ trương Đại học không phải là một “tháp ngà” chỉ để giáo sư truyền đạt kiến thức cho sinh viên, mà cơ sở giáo dục cao cấp này còn là môi trường dùng để phổ biến và giao lưu tri thức giữa giáo chức và sinh viên của viện với học giới và các thành phần ưu tú khác trong cộng đồng dân tộc. Nói cách khác, Đại học còn cần phải đảm

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN