tailieunhanh - Ấn “Sắc mệnh chi bảo” ở Hoàng thành Thăng Long và trào lưu phát ấn đương đại
Ấn tín của triều đình là báu vật của quốc gia, khi đúc, khi đóng ấn đều phải trang trọng, thanh khiết. Thứ nữa, ấn triện chỉ dùng để xác thực nội dung của một văn bản. Vì thế không thể đóng ấn vào một tờ giấy, một mảnh vải mà không có nội dung gì để ban phát cho người dân. Đó là một việc làm không có giá trị ảnh xạ về văn hóa, thậm chí làm phản giá trị của ấn tín, của lễ nghi triều đình xưa. Do đó, không nên có hình thức khai ấn, dù ấn loại gì trong không gian Hoàng thành Thăng Long. | Ấn “Sắc mệnh chi bảo” ở Hoàng thành Thăng Long và trào lưu phát ấn đương đại 74 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (135) . 2017 ẤN “SẮC MỆNH CHI BẢO” Ở HOÀNG THÀNH THĂNG LONG VÀ TRÀO LƯU PHÁT ẤN ĐƯƠNG ĐẠI Phạm Văn Tuấn* I. Dẫn ngôn Sau mấy năm phát triển phát ấn ở đền Trần - Nam Định, gần đây bắt đầu có những hình thức phát ấn mới ở nhiều nơi. Năm 2015 đã phát ấn ở Côn Sơn (Hải Dương), đầu xuân năm 2016 phát ấn ở Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội), cũng trong thời gian này, việc phát ấn cũng diễn ra tại đền Lý Thường Kiệt và đền Trần đều ở huyện Hà Trung tỉnh Thanh Hóa.(1) Có thể nói, phát ấn đang trở thành phong trào, khi nhiều nơi các di tích văn hóa muốn phát ấn hoặc các hình thức tương tự như phát ấn. Phát ấn đương nhiên có lợi về du lịch, về lễ hội, về văn hóa, nhưng cái lợi lớn nhất vẫn là cái lợi về kinh tế. Việc phát ấn ở Hoàng thành Thăng Long đầu xuân có thể cũng không ngoài vấn đề trên.(2) Ngày 16 tháng 02 năm 2016, tại Hoàng thành Thăng Long diễn ra việc khai ấn Sắc mệnh chi bảo (từ đây viết tắt là SMCB) đầu xuân. Sau khi khai ấn, dư luận báo chí có nhiều bài về chiếc ấn được dùng trong lễ khai ấn ở Hoàng thành là một “tiêu bản” của chiếc ấn SMCB được cho là tìm thấy trong “tầng văn hóa thời Trần”.(3) Trước sự phản ứng của dư luận, ngày 26 tháng 02 năm 2016, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức buổi “Tọa đàm khoa học: Ấn gỗ “Sắc mệnh chi bảo” - phát hiện trong đợt khai quật khảo cổ học tại Hoàng thành Thăng Long năm 2012 - 2014”, trong đó mời hầu hết các nhà nghiên cứu như GS Phan Huy Lê, GS Lưu Trần Tiêu, PGS, TS Tống Trung Tín, PGS Hoàng Văn Khoán, PGS Lê Văn Lan, PGS, TS Phạm Quốc Quân, TS Nguyễn Quốc Tuấn đến tham dự. Nhiều nhà nghiên cứu Hán Nôm, lịch sử, khảo cổ tuy không phải là khách mời nhưng trước sự kiện tọa đàm, bàn luận về chiếc ấn đã đến để nghe và thảo luận. Nhóm này có các nhà nghiên cứu như PGS, TS Đinh Khắc Thuân, TS Nguyễn Xuân Diện, TS Trần Trọng Dương, họa sĩ Lê .
đang nạp các trang xem trước