tailieunhanh - Chạc gốm ở di tích Gò Ô Chùa (Long An) và sự bí ẩn về chức năng

Tác giả bài viết này cho rằng, các loại chạc gốm ở Gò Ô Chùa có sự tương đồng về chức năng với các loại gốm “chân giò” (cũng được gọi là “chạc gốm”) phát hiện được tại các di tích thuộc thời đại sơ kỳ kim khí ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Rất có thể đó là các loại vật dụng để kê bếp lò. Tuy nhiên, dạng bếp lò ra sao và để làm gì thì cần phải tiếp tục nghiên cứu. | Chạc gốm ở di tích Gò Ô Chùa (Long An) và sự bí ẩn về chức năng Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6 (132) . 2016 125 TRAO ĐỔI CHẠC GỐM Ở DI TÍCH GÒ Ô CHÙA (LONG AN) VÀ SỰ BÍ ẨN VỀ CHỨC NĂNG Lê Duy Sơn * Trong khảo cổ học, đôi khi tham vọng giải thích về nguồn gốc, công dụng, kỹ thuật chế tạo. của một vài loại hiện vật nào đó rơi vào bế tắc, khó tìm ra lời giải đáp thuyết phục, khiến chúng ta chấp nhận sự tồn tại của chúng như là sự đương nhiên mà không ai hiểu biết thật đúng về chúng (hoặc chỉ phỏng đoán). Trong số những đồ vật khảo cổ thuộc tình trạng trên, chúng tôi chỉ đề cập ở đây một loại hiện vật bằng đất nung vốn được nhiều người biết đến qua các bài viết trong thời gian hơn chục năm trở lại đây, đó là loại chạc gốm được phát hiện với số lượng vô cùng lớn ở di tích Gò Ô Chùa (GOC) và rải rác tại một số địa điểm khảo cổ khác ở vùng đất phía tây của tỉnh Long An. 1. Gò Ô Chùa: một di tích nổi tiếng với loại chạc gốm đặc biệt Từ khoảng đầu thiên niên kỷ I trước Công nguyên (TCN), nhiều khu vực ở Nam Bộ Việt Nam bước vào thời đại kim khí. Tuy nhiên các di tích, di vật của giai đoạn đầu tiên thuộc thời đại này đến nay chưa thể được miêu tả một cách đầy đủ vì nguồn tài liệu còn tản mạn. Chúng ta biết nhiều nhất về diện mạo cuộc sống của lớp cư dân cổ trên địa bàn tỉnh Long An hiện nay trong khoảng thiên niên kỷ I TCN là nhờ kết quả khai quật và nghiên cứu tại di tích GOC trong những năm từ 1997 đến 2008. Đó là một địa điểm khảo cổ đặc biệt, nằm cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 100km về phía tây - tây bắc và cách bờ biển hiện nay khoảng 140km, hiện thuộc xã Hưng Điền A, huyện Vĩnh Hưng. GOC là một gò đất lớn nằm giữa vùng đất Đồng Tháp Mười(1) với ba cồn đất nối nhau có tổng chiều dài 450m, chứa rất nhiều tàn tích cư trú của cư dân thời đại đồ đồng và hàng trăm mộ táng khác thuộc các thời đại muộn hơn. Sau Công nguyên, có lẽ GOC thỉnh thoảng vẫn còn có cư dân sinh sống, nhưng ở đây không có một lớp văn .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.