tailieunhanh - Thực trạng và định hướng nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ góp phần bảo tồn di sản văn hóa Huế
Bài viết điểm lại tình hình nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa thuộc quần thể di tích Huế trên các lĩnh vực: Bảo tồn và trùng tu di sản văn hóa vật thể; Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể; Bảo vệ cảnh quan, môi trường tại các khu vực di tích; Hoạt động bảo tàng và trưng bày, triển lãm; Hoạt động khai quật khảo cổ học; Hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực bảo tồn di sản. | Thực trạng và định hướng nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ góp phần bảo tồn di sản văn hóa Huế 70 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 4 (130) . 2016 KHOA HỌC VÀ ĐỜI SỐNG THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GÓP PHẦN BẢO TỒN DI SẢN VĂN HÓA HUẾ Phan Thanh Hải* Đặt vấn đề Khoa học và công nghệ (KHCN) được rất nhiều quốc gia trên thế giới ứng dụng để bảo tồn, phát huy các giá trị di sản và di tích đồng thời quảng bá ý nghĩa lịch sử và văn hóa của các di sản đến với đông đảo công chúng. Với một số di tích đã bị mất hay đang bị đe dọa thì việc ứng dụng công nghệ là điều thực sự cần thiết để tái hiện hình ảnh di tích và để di tích ấy không tiếp tục bị hư hỏng bởi sự tác động của con người, khí hậu và thời gian. Ngay sau khi được công nhận là Di sản văn hóa thế giới (1993), công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa Huế đã từng bước được đẩy mạnh và ngày càng đạt nhiều kết quả đáng khích lệ; chỉ sau một thời gian ngắn di tích Huế đã vượt qua thời kỳ cứu nguy khẩn cấp để bước vào giai đoạn bảo tồn và phát triển bền vững (đánh giá của UNESCO, năm 1998). Cố đô Huế hoàn toàn có quyền tự hào là một trong những địa phương tiên phong của cả nước về công tác bảo tồn, tôn tạo các di sản văn hóa một cách có hệ thống, khoa học, toàn diện và đúng hướng. Trong đó, việc ứng dụng KHCN vào công tác bảo tồn di sản đã được xem trọng và vận dụng một cách thích hợp. Với nhận thức nghiên cứu KHCN sẽ tạo điều kiện thuận lợi để quản lý, bảo tồn di sản văn hóa triều Nguyễn một cách bền vững và có hệ thống, trong những năm qua đội ngũ cán bộ, chuyên viên của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế (Trung tâm) đã mạnh dạn đăng ký, chủ trì, phối hợp thực hiện nhiều dự án, đề tài nghiên cứu ở nhiều cấp, và đạt được không ít thành tựu quan trọng trên nhiều lĩnh vực. Nhiều đề tài và dự án đã được áp dụng rộng rãi vào thực tiễn. 1. Đánh
đang nạp các trang xem trước