tailieunhanh - Tái định vị xứ Đàng Trong trong không gian Đông Á và Đông Nam Á, thế kỷ XVI-XVIII

Bài viết này sẽ tái định hướng không gian của xứ Đàng Trong như một khu vực kết nối giữa Đông và Đông Nam Á thông qua khảo sát sự mở rộng lãnh thổ, kết nối các mạng lưới giao thương, và xác lập cấu trúc quyền lực vùng. Nghiên cứu này sẽ lập luận rằng Đàng Trong đã phát triển một khuynh hướng tiếp cận không gian độc đáo dựa trên các mạng lưới nằm xen lẫn giữa hai khu vực mà ngày nay được gọi là Đông và Đông Nam Á, và cung cấp một mẫu hình thú vị về tương tác nội Á (Inter-Asian Connection). | Tái định vị xứ Đàng Trong trong không gian Đông Á và Đông Nam Á, thế kỷ XVI-XVIII 12 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 4 (130) . 2016 TÁI ĐỊNH VỊ XỨ ĐÀNG TRONG TRONG KHÔNG GIAN ĐÔNG Á VÀ ĐÔNG NAM Á, THẾ KỶ XVI-XVIII Vũ Đức Liêm* “Tây phương khôn nẻo tới Phía Bắc khó đường qua Đường Nam phương thấy đó chẳng xa Thì những sợ nhiều quân Đá Vách.” Nguyễn Cư Trinh (1750) Dẫn nhập: Vấn đề cấu trúc không gian của lịch sử Việt Nam Tiếp cận không gian lịch sử Việt Nam thường gắn liền với các mối quan tâm nội cấu trúc (internal structure), đặc biệt là tương tác giữa các vùng miền. Keith Taylor (1998) gợi ý về các xung đột vùng ở Việt Nam và lý giải tại sao chúng tạo ra các không gian người Việt khác nhau. Li Tana (1998) phát triển thêm một bước từ bản luận án (1992, ANU) và lập luận rằng Đàng Trong phản ánh một cách thức khác để trở thành “Việt Nam”. Trường phái học thuật này có xu hướng cho rằng bản sắc của Đàng Trong mang nhiều màu sắc “Đông Nam Á” hơn là so với Đàng Ngoài “Hán hóa” (K. W. Taylor 1998; Tana 1998b). Victor Lieberman mượn cách nói của Pierre Gourou khi cho rằng khu vực duyên hải phía đông của Đông Nam Á lục địa là vùng đất có liên hệ lãnh thổ lỏng lẻo nhất trên thế giới [the least coherent territory in the world] (Gourou 1936, 8; Lieberman 2003, 338). Trong khi đó Alexander Woodside (1988), Nola Cooke (1992; 1997, 269-95) và Choi Byung Wook (2004) đề cập đến "dự án chính trị" (political project) của Minh Mệnh nhằm tập trung hóa quyền lực, thống nhất lãnh thổ và truyền bá mô hình chính trị Nho giáo vào hạ lưu sông Mekong chính là cách thức mà khu vực này trở thành một bộ phận lãnh thổ của Việt Nam ở thế kỷ XIX. Rõ ràng là bằng cách này hay cách khác, các học giả này tìm cách đưa ra một mẫu hình mới cho sự đa dạng không gian của lịch sử Việt Nam, và tìm kiếm con đường Đông Nam Á của việc trở thành Việt Nam hiện đại. Diễn ngôn lịch sử này hướng đến việc thách thức cách tiếp cận của các học giả dân

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.