tailieunhanh - Các từ chỉ địa hình dễ hiểu lầm ở Nam Bộ

Nam Bộ là địa bàn sông nước nên các từ chỉ địa hình hầu hết đều gắn với sông nước. Đặc biệt, ở đồng bằng sông Cửu Long, do địa hình nhìn chung bằng phẳng nên các đường nước thường có hình dạng rất phức tạp, dẫn đến có rất nhiều từ chỉ địa hình mang tính địa phương mà không phải ai cũng hiểu rõ. Bài viết giải thích nghĩa gốc của các từ chỉ địa hình đó để làm cơ sở cho việc cắt nghĩa các địa danh tương ứng. | Các từ chỉ địa hình dễ hiểu lầm ở Nam Bộ 126 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 3 (129) . 2016 TRAO ĐỔI CÁC TỪ CHỈ ĐỊA HÌNH DỄ HIỂU LẦM Ở NAM BỘ Lê Công Lý * 1. Khái quát Nam Bộ là địa bàn sông nước nên các từ chỉ địa hình hầu hết đều gắn với sông nước. Đặc biệt, ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), do địa hình nhìn chung bằng phẳng nên các đường nước thường có hình dạng rất phức tạp, dẫn đến có rất nhiều từ chỉ địa hình mà phần lớn chúng đều mang tính địa phương nên không phải ai cũng hiểu rõ.(1) Cá biệt, trong số đó, có những từ chỉ địa hình “kỳ dị” mà ngay cả dân địa phương cũng ít có người hiểu rõ, do đó dễ dẫn đến hiểu lầm.(2) Hiểu lầm tức hiểu sai nguồn gốc/ ý nghĩa của địa danh và gây bất nhất về mặt chữ viết, làm trở ngại về mặt thông tin. Từ chỉ địa hình trong địa danh Nam Bộ đã được giới thiệu trong một số bài viết và trong Lê Trung Hoa (2015), Từ điển địa danh Nam Bộ (bản thảo). Tuy (3) nhiên, trong các công trình này, các từ chỉ địa hình chỉ được giới thiệu chung chứ chưa chú trọng vào các từ dễ bị hiểu lầm. Do đó, trong bài viết này, chúng tôi tập trung cắt nghĩa những từ chỉ địa hình khá “kỳ dị” ở Nam Bộ có nguy cơ bị hiểu lầm như: búng + X, cái + X, cống + X, gãnh + X, tràm + X, voi + X. 2. Các từ chỉ địa hình dễ hiểu lầm . Búng + X Đại Nam quấc âm tự vị của Huình Tịnh Paulus Của định nghĩa: Búng 棒 là “chỗ nước sâu làm ra một vùng”. Theo chúng tôi, búng chính là biến âm của bung/ bụng, là chỗ sông sâu và phình rộng ra như cái bụng, cũng gọi là bùng binh. Chữ búng này được ghi trong Dictionarium Anamitico-Latinum (1772) của P. J. Pigneaux và Dictionarium Anamitico-Latinum (1838) của J. L. Taberd (mục từ Búng, Búng nước). Do là một đoạn sông phình to nên búng có xoáy nước rất nguy hiểm cho ghe thuyền. Ngoại trừ búng Bình Thiên ở An Giang có hình dáng hơi khép kín, là dấu tích của một khúc sông bị chuyển dòng, các búng khác ở Nam Bộ không có hình dạng gì đặc biệt lắm. Về mặt cắt ngang, nó chỉ là

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN