tailieunhanh - Một số phán quyết của trọng tài và tòa án công lý quốc tế trong việc giải quyết tranh chấp chủ quyền biển đảo trên thế giới từ năm 1928 đến năm 2016

Bài viết sẽ điểm lại những án lệ có tính chất kinh điển để tham vấn và nhìn nhận vấn đề một cách khách quan cũng như gợi ý chính sách, bởi trong bối cảnh tranh chấp chủ quyền biển đảo ở khu vực Biển Đông đang có những dấu hiệu rất đáng quan ngại. | Một số phán quyết của trọng tài và tòa án công lý quốc tế trong việc giải quyết tranh chấp chủ quyền biển đảo trên thế giới từ năm 1928 đến năm 2016 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 3 (129) . 2016 83 BIỂN, ĐẢO VIỆT NAM MỘT SỐ PHÁN QUYẾT CỦA TRỌNG TÀI VÀ TÒA ÁN CÔNG LÝ QUỐC TẾ TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO TRÊN THẾ GIỚI TỪ NĂM 1928 ĐẾN NĂM 2016* Nguyễn Thanh Minh** Lời tòa soạn: Phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực ngày 12/7/2016 bác bỏ đường lưỡi bò của Trung Quốc trên Biển Đông đã tạo điều kiện thuận lợi về mặt pháp lý cho các quốc gia ở vùng Đông Nam Á chống lại sự xâm lấn của Trung Quốc trên Biển Đông. Nhân sự kiện này, mời bạn đọc nhìn lại một số phán quyết của các Tòa Trọng tài quốc tế để thấy được vai trò của các tổ chức này trong việc giải quyết các tranh chấp chủ quyền lãnh thổ. Trong một số trường hợp, phán quyết của các thẩm phán đã trở thành những án lệ kinh điển trong lịch sử giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ bằng biện pháp pháp luật mà các thế hệ sau không thể không viện dẫn để phân xử tranh chấp. Mở đầu Giải quyết tranh chấp chủ quyền biển đảo bằng biện pháp pháp luật đã xuất hiện từ lâu gắn liền với những phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực (Permanent Court of Arbitration - PCA), Tòa án Thường trực Công lý Quốc tế (Permanent Court of International Justice - PCIJ) và Tòa án Công lý Quốc tế (International Court of Justice - ICJ). Tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trong đó có tranh chấp chủ quyền biển đảo đã xuất hiện ở nhiều khu vực trên phạm vi toàn thế giới. Nguyên nhân của tranh chấp chủ quyền biển đảo là do quan điểm chủ quyền của các quốc gia khác xa nhau, đồng thời xuất hiện các tham vọng địa chiến lược, địa quân sự, địa chính trị và địa kinh tế của một số quốc gia. Có những vụ việc đã được các bên tham gia tranh chấp đệ trình lên các cơ quan tài phán quốc tế thụ lý và phân xử một cách công bằng. Giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trong đó

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN