tailieunhanh - Tóm tắt Luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Đánh giá khả năng cung cấp lân của đất lúa trong điều kiện bón giảm lân, tưới khô ngập luân phiên và luân canh với cây màu

Mục đích nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu được thực hiện nhằm mục tiêu đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cung cấp P hữu dụng trong đất, sự thay đổi tổng hấp thu P của lúa và năng suất lúa dựa trên các thí nghiệm đồng ruộng dài hạn trên các nhóm đất chính ở ĐBSCL. Qua đó có thể khuyến cáo người dân sử dụng các phương pháp, kỹ thuật trong canh tác lúa để tăng hiệu quả sử dụng phân P, tiết kiệm được nguồn nước tưới và thích ứng với biến đổi khí hậu. | Tóm tắt Luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Đánh giá khả năng cung cấp lân của đất lúa trong điều kiện bón giảm lân, tưới khô ngập luân phiên và luân canh với cây màu BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Chuyên ngành: Khoa học đất Mã ngành: 62 62 01 03 VŨ VĂN LONG ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CUNG CẤP LÂN CỦA ĐẤT LÚA TRONG ĐIỀU KIỆN BÓN GIẢM LÂN, TƯỚI KHÔ-NGẬP LUÂN PHIÊN VÀ LUÂN CANH VỚI CÂY MÀU Cần Thơ, 2018 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ Người hướng dẫn: PGs. Ts. Châu Minh Khôi Luận án được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp Cơ sở Họp tại: Nhà điều hành Trường Đại học Cần Thơ Vào lúc 14 giờ 00 ngày 7 tháng 11 năm 2016 Phản biện 1: PGs. Ts. Lê Văn Khoa Phản biện 2: Ts. Nguyễn Quang Chơn Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Trung tâm Học liệu, Trường Đại học Cần Thơ. Thư viện Quốc gia Việt Nam. CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU Tính cấp thiết của luận án Lân (P) là nguyên tố dinh dưỡng đa lượng cần thiết cho tất cả cây trồng bên cạnh đạm (N) và kali (K), sự sinh trưởng của cây trồng sẽ bị hạn chế nếu như hàm lượng P hữu dụng trong đất thấp không cung cấp đủ cho cây trồng (Tanwar và Shaktawat, 2003; Li et al., 2005; Zhang et al., 2009; Yu et al., 2013). Hiện nay, sử dụng phân P trong canh tác nông nghiệp đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học do nguồn tài nguyên P đang ngày càng cạn kiệt và trở nên không thể phục hồi (Cordell et al., 2009; Gilbert, 2009). Lượng phân P được khuyến cáo cho lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã được thực hiện cách đây khoảng 30 năm. Tuy nhiên, người dân ĐBSCL vẫn có thói quen bón phân P cao trong sản xuất nông nghiệp. Kết quả nghiên cứu trên vùng đất phèn trồng lúa ở Hòa An (Hậu Giang) cho thấy đối với nghiệm thức bón 90 kg P2O5/ha kết hợp với bón 120 kg N/ha thì hiệu quả sử dụng phân P vẫn lưu tồn đến vụ thứ 3, năng suất lúa ở hai vụ sau đối với nghiệm thức không bón P không khác .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN