tailieunhanh - Đánh giá tác động của hạn hán đến đất sản xuất nông nghiệp tại huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế dựa trên chỉ số khô hạn trích xuất từ ảnh viễn thám
Bài viết này nhằm mục đích trình bày kết quả nghiên cứu kết hợp công nghệ GIS và viễn thám để xây dựng bản đồ phân vùng nguy cơ hạn hán dựa trên chỉ số khô hạn nhiệt độ – thực vật (TDVI), qua đó làm cơ sở để đánh giá tác động của hạn hán đến đất sản xuất nông nghiệp tại huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. | Đánh giá tác động của hạn hán đến đất sản xuất nông nghiệp tại huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế dựa trên chỉ số khô hạn trích xuất từ ảnh viễn thám Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; ISSN 2588–1191 Tập 126, Số 3D, 2017, Tr. 41–54; DOI: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HẠN HÁN ĐẾN ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN PHONG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ DỰA TRÊN CHỈ SỐ KHÔ HẠN TRÍCH XUẤT TỪ ẢNH VIỄN THÁM Nguyễn Hoàng Khánh Linh*, Trương Đỗ Minh Phượng, Trần An Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế, 102 Phùng Hưng, Huế, Việt Nam Tóm tắt: Bài báo này nhằm mục đích trình bày kết quả nghiên cứu kết hợp công nghệ GIS và viễn thám để xây dựng bản đồ phân vùng nguy cơ hạn hán dựa trên chỉ số khô hạn nhiệt độ – thực vật (TDVI), qua đó làm cơ sở để đánh giá tác động của hạn hán đến đất sản xuất nông nghiệp tại huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Kết quả nghiên cứu cho thấy phần diện tích mà hạn hán tác động lên đất sản xuất nông nghiệp gồm đất trồng lúa, đất trồng cây hằng năm và đất trồng cây lâu năm tại huyện Phong Điền với 4 mức độ là khá lớn. Trong đó vùng khô hạn nhẹ có diện tích là ha, khô hạn trung bình là ha phân bố chủ yếu ở các xã Phong Chương, Phong Bình, Phong Mỹ, Phong Sơn. Vùng khô hạn nặng có diện tích là ha nằm ở các xã Phong An, Phong Thu, Phong Hiền, Phong Xuân, Phong, Điền Hương, Điền Môn, Điền Lộc. Vùng khô hạn rất nặng có diện tích 522,61 ha nằm ở các xã Phong Hiền, Phong Hòa, Điền Hòa. Từ khóa: hạn hán, đất nông nghiệp, Phong Điền, TVDI, viễn thám 1 Đặt vấn đề Hạn hán là một trong những thiên tai gây trở ngại lớn đối với sự phát triển kinh tế – xã hội và đời sống của con người, làm cho hàng ngàn ao hồ sông suối bị cạn kiệt, nhiều vùng dân cư thiếu nước sinh hoạt. Hạn hán làm tăng khả năng xâm nhập mặn, giảm năng suất cây trồng, mất khả năng canh tác, dẫn tới nguy cơ sa mạc hóa, và hoang mạc hóa [8]. Theo báo cáo .
đang nạp các trang xem trước