tailieunhanh - Tóm tắt Luận án tiến sĩ Toán học: Nghiên cứu rủi ro tài chính trong tái bảo hiểm
Luận án này nghiên cứu mô hình rủi ro rời rạc với phần thu phí bảo hiểm là các biến ngẫu nhiên. Các bài toán liên quan tới xác suất thiệt hại của công ty bảo hiểm và công ty tái bảo hiểm được xem xét. Các ước lượng (chặn trên) cho xác suất thiệt hại của từng công ty bảo hiểm được thiết lập. | Tóm tắt Luận án tiến sĩ Toán học: Nghiên cứu rủi ro tài chính trong tái bảo hiểm BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI ——————————- NGUYỄN QUANG CHUNG NGHIÊN CỨU RỦI RO TÀI CHÍNH TRONG TÁI BẢO HIỂM Chuyên ngành: Lí thuyết Xác suất và Thống kê Toán học Mã ngành: 62460106 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TOÁN HỌC Hà Nội - 2018 Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Bùi Khởi Đàm 2. PGS. TS. Tống Đình Quỳ Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Trường họp tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Vào hồi giờ, ngàythángnăm. Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: 1. Thư viện Tạ Quang Bửu- Trường ĐHBK Hà Nội 2. Thư viện Quốc gia Việt Nam MỞ ĐẦU 1. Tổng quan về hướng nghiên cứu và lý do chọn đề tài Một trong những nghiên cứu đầu tiên về lý thuyết rủi ro trong bảo hiểm là luận án của Filip Lundberg (1903) ở Đại học Uppsala (Thụy Điển). Sau đó, Harald Cramér đã phát triển ý tưởng của Filip Lundberg mà ngày nay chúng ta gọi nó là mô hình Cramér- Lundberg hay mô hình rủi ro cổ điển. Trong mô hình này phí thu bảo hiểm được xét là hằng số và phần chi trả bảo hiểm là dãy các biến ngẫu nhiên độc lập cùng phân phối. Một số tác giả S. Ross [32], H. Yang [46], B. K. Đàm và N. H. Hoàng [1], B. K. Dam và N. T. T. Hong [17] và N. T. T Hong [21] đã xét các mô hình rủi ro với phí bảo hiểm thu được trong mỗi chu kỳ là một biến ngẫu nhiên. Sau đó một số tác giả B. Sundt và J. L. Teugels ([38], [39]), H. Yang [46], J. Cai ([7], [8]), J. Cai và D. C. M. Dickson [9], X. Wei và Y. Hu [43], B. K. Dam và P. D. Quang [18], N. T. T. Hong [21] và P. D. Quang ([30], [31]) đã đề cập tới mô hình có lãi suất.
đang nạp các trang xem trước